Vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long một kì quan thiên nhiên được nhiều lần Unesco công nhận di sản thiên nhiên của thế giới với hàng nghìn hòn đảo to nhỏ khác nhau với hình thú rất đẹp mắt

Sapa

Sa Pa là một thị trấn vùng cao, là một khu nghỉ mát nổi tiếng thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Việt Nam. Nơi đây ẩn chứa nhiều điều kỳ diệu của tự nhiên, phong cảnh thiên nhiên với địa hình của núi đồi, màu xanh của rừng cây, tạo nên bức tranh có bố cục hài hoà, có cảnh sắc thơ mộng và hấp dẫn từ cảnh quan đất trời vùng đất phía Tây Bắc.

Hồ Ba Bể

Ba Bể là một hồ nước ngọt ở Bắc Kạn, Việt Nam. Nó là một trong một trăm hồ nước ngọt lớn nhất thế giới[cần dẫn nguồn] và nằm trong vườn quốc gia Ba Bể, nơi đây được công nhận là khu du lịch quốc gia Việt Nam. Hồ được hình thành từ cách đây hơn 200 triệu năm. Cuộc kiến tạo lục địa Đông Nam Á cuối kỷ Camri, đã đưa một khối nước khổng lồ với diện tích bề mặt xấp xỉ 5 triệu m2 và chiều dày hơn 30m lên lưng chừng vùng núi đá vôi, tạo ra hồ Ba Bể. Ba nhánh của hồ thông nhau được gọi tên là Pé Lầm, Pé Lù và Pé Lèng.

Biển Nha Trang thành phố biển vàng cát trắng

Nha Trang được bạn bè thế giới công nhận là danh lam thắng cảnh thu hút đông đảo khách du lịch bạn bè năm châu. Nha Trang được mệnh danh hòn ngọc viễn đông , là thành phố ven biển một trong những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, du lịch của tình Khánh Hòa

This is default featured slide 5 title

Easy to customize it, from your blogger dashboard, not needed to know the codes etc. Video tutorial is available, also a support forum which will help to install template correctly.

Chủ Nhật, 8 tháng 6, 2014

Du lịch Tây Nguyên để biết nét đẹp văn hóa cồng chiêng

Cồng chiêng Tây Nguyên được nhiều khách du lịch biết đến

Tây Nguyên là vùng đất nổi danh với những pho sử thi anh hùng. Hiện, vùng đất này hấp dẫn khách du lịch không chỉ bằng âm thanh cồng chiêng, ché rượu cần bên bếp lửa mà còn bởi những nét văn hóa đặc sắc trong đời sống, sinh hoạt. 

Tây Nguyên là vùng cao nguyên gồm năm tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng. Đến du lịchTây Nguyên, du khách không những được "chiêm ngưỡng" vẻ đẹp kỳ vĩ của núi, thác nước, nhà mồ.. mà còn được hòa mình vào cuộc sống thường nhật giản dị của bà con nơi đây.

Trong sinh hoạt hàng ngày của đồng bào Tây Nguyên, ngọn lửa trong bếp chính của ngôi nhà dài không bao giờ tắt. Ban đêm, sau bữa tối, các gia đình quây quần bên bếp lửa cùng dệt thổ cẩm, làm đàn tranh, chuông gió và thổi khèn, hát đối giữa bố mẹ và con cái. Sáng ra, ngọn lửa theo đồng bào lên rẫy. Trước khi tra hạt giống, trên nương bao giờ cũng có một ngọn lửa được nhóm lên như một dấu hiệu cầu mùa của chủ nhân trước các vị thần rừng, núi, sông. Chiều xuống, trước khi rời khỏi nương rẫy, ngọn lửa được vùi lại trong túm tro đặt lên một hòn đá để không bùng lên gây cháy. Đây cũng là dấu hiệu để báo cho người khác biết nơi ngự trị của thần lửa. Vào lúc làng có lễ, hội, ngọn lửa lại được đốt lên ở vị trí trung tâm để mọi người cùng nhìn thấy và mang lễ vật đến chung vui cộng đồng.

Chương trình du lịch “Hương sắc Ban Mê” sẽ đưa quý khách du lịch Tây Nguyên, chùa Khải Đoan, thác Dray Sáp – thác Dray Nur ( thác đẹp nhất trên sông Serepok)… Quý khách sẽ được nghe về truyền thuyết săn voi của huyền thoại săn voi, thưởng thức những món ăn đặc sản Tây Nguyên, giao lưu tham gia vào những điệu múa trong tiếng Cồng Chiêng.
Khai thác tiềm năng kinh tế của kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể này nhưng không phá vỡ hay làm tăng thêm nguy cơ mai một của Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Là một sáng tạo mang tầm kiệt tác của nhân loại, Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên có khả năng hấp dẫn, thu hút khách du lịch. Đây cũng là cơ hội tốt để tuyên truyền, quảng bá về giá trị của di sản: Tạo ra các tour du lịch, đưa khách du lịch Tây Nguyên đến xem, nghe trình diễn cồng chiêng tại cộng đồng, in ấn, xuất bản những sản phẩm như sách, băng đĩa, tờ rơi... để khai thác tiềm năng kinh tế của di sản, phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bảo vệ sự bền vững của kiệt tác này cũng là yêu cầu đặt ra và là cam kết của chúng ta với cộng đồng thế giới.
Những nỗ lực đưa Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên là Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại đã được đền bù xứng đáng.

Hầu hết các nghệ nhân đánh cồng chiêng ở Tây Nguyên là nam giới, kể cả hai tộc người Êđê, Giarai đang duy trì chế độ mẫu hệ hoặc người Bana, Xơđăng đang duy trì cả chế độ mẫu hệ lẫn chế độ phụ hệ. Riêng ở ngành Bih tộc người Êđê, chỉ nữ giới mới được đánh cồng, ở người Mạ thì cả hai giới đều được đánh chiêng nhưng thường chia làm 2 dàn: Dàn chiêng nam, dàn chiêng nữ. Ngày nay, đã có dàn chiêng hỗn hợp các nghệ nhân cả nam lẫn nữ. Việc nữ giới đánh chiêng cho thấy vị trí xã hội và vai trò quan trọng của họ trong tâm thức các tộc người này.

Ngoài ra, ở nhiều tộc người như Churu, Xơđăng, Mnông và đặc biệt tộc người Giarai, Bana, phụ nữ (nhất là các cô gái trẻ) làm thành một dàn múa đồng hành với bản nhạc chiêng. Điều đáng nói là các điệu múa này được coi là thành tố không thể thiếu của việc diễn tấu các bài cồng chiêng (không được dùng bên ngoài diễn tấu cồng chiêng hoặc trình diễn giải trí). Nói cách khác, sinh hoạt văn hoá cồng chiêng của các dân tộc ở Tây Nguyên là sinh hoạt cộng đồng, cuốn hút tất cả các thành viên tham gia. Đây là bằng chứng chứng tỏ lịch sử lâu đời của cồng chiêng và sinh hoạt văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên.

Cồng chiêng là một nhạc cụ nghi lễ, các bài nhạc cồng chiêng trước hết là sự đáp ứng cho yêu cầu của mỗi lễ thức và được coi như một thành tố hữu cơ của lễ thức đó. Như thế, mỗi nghi lễ có ít nhất một bài nhạc chiêng riêng. Trong mỗi nghi lễ, lại có thể có nhiều công đoạn có nhạc chiêng riêng: Người ngành Aráp dân tộc Giarai ở vùng Ea H’Leo tỉnh Đắc Lắc có các bài nhạc chiêng cho các lễ đâm trâu, khóc người chết trong tang lễ, mừng nhà rông mới, mừng chiến thắng, lễ xuống giống, lễ cầu an cho lúa, mùa gặt... Ngoài ra, còn có những bài chiêng dùng cho các sinh hoạt cộng đồng như: Lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh, mừng nhà mới, chúc sức khoẻ...

Các địa điểm khi du lịch Tây Nguyên

Du lịch Tây Nguyên vẻ đẹp hoang sơ nhưng huyền bí

Các địa điểm du lịch miền Tây Nguyên Thác Dơi (Lâm Đồng): Vẻ đẹp hoang sơ Cách TP HCM 160km hướng về Đà Lạt, thị trấn Đạmri, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng được coi là trung tuyến của cung đường TP HCM – Đà Lạt. Như mọi thị trấn miền núi khác, nơi đây sở hữu cái se lạnh của cao nguyên, những dãy núi cao chập chùng, những dòng suối uốn lượn, ẩn hiện trong màu xanh của cây, màu trắng của đá, những mái nhà thấp thoáng trong sương khiến lòng người như nhẹ lại. Trong tiết trời ấy, trong cái mênh mang ấy, nhấp thêm ngụm cà phê hay trà nóng được trồng, chế biến tại địa phương, bao đua tranh, phiền muộn của cuộc sống như biến mất.
Du lịch Tây Nguyên, thiên nhiên còn ưu ái cho thị trấn nhỏ này hàng loạt những ngọn thác hùng vĩ. Những ngọn thác có tên gọi xuất phát từ đặc điểm hay vị trí như thác 31, thác 8 tầng, thác ngược, thác Dơi…. mỗi thác có một vẻ đẹp khác nhau và đều hoang sơ, hùng vĩ nhưng do đường xá thuận tiện, địa hình đẹp, thế thác phù hợp với việc cắm trại, nối kết mọi người nên thác Dơi không những thu hút dân địa phương mà còn khiến khách du lịch phương xa xao lòng khi ghé thăm. Khác với những ngọn thác khác là chỉ có thác duy nhất, thác Dơi là một chuỗi liên hoàn của nhiều ngọn thác lớn nhỏ trải d ài từ thượng nguồn. Dòng chảy cũng thay đổi tùy theo lượng nước từng mùa trong năm khiến thác như luôn làm mới mình, nên dù bạn có đi bao nhiêu lần, khám phá bao nhiêu lần, thác vẫn đẹp, vẫn hoang sơ, hùng vĩ và lạ lẫm trong mắt mọi người. Bên cạnh việc luôn biến đổi theo từng mùa, từng tháng trong năm, thác Dơi cũng tự hoàn thiện mình hơn khi phình to thành một hồ nước lớn, nép mình dưới tảng đá hình con cá khổng lồ. Du lịch Tây Nguyên ghé thác Dơi , thoải mái bơi lội, dòng nước còn trong vắt, lạnh một cách kỳ lạ khiến khách du lịch khi đắm mình vào dòng nước ấy, cảm thấy bao mệt mỏi, lo lắng như được gột đi hoàn toàn. Song ấn tượng mạnh nhất về dòng thác là màu xanh ngút ngàn của những cây cổ thụ vài trăm tuổi hay những dòng chảy khi ẩn khi hiện trong màu xanh của núi rừng. Có hai kiểu khám phá thác Dơi: Một là khi đến thác, mọi người sẽ vượt từng ngọn thác, để đi đến thượng nguồn, vui chơi tại đó. Cách thứ hai là men theo đường mòn lên thượng nguồn, ăn uống, vui chơi rồi theo dòng thác đi ngược xuống. Hành trình như nhau, niềm vui như nhau điểm khác biệt là tùy theo lượng thức ăn mang theo nhiều hay ít. Nói riêng về thức ăn thì vì đây là một ngọn thác chưa được khai thác để du lịch nên trước khi đến thác, mọi người thường tạt vào chợ mua đồ ăn và nước uống. Có thể mua thức ăn chế biến sẵn nhưng khi đến thác, thức ăn nguội cùng cái lạnh của thác thì chẳng ai muốn ăn hay có ăn cũng chẳng ngon lành gì. Vì thế, cách tốt nhất là mang thức ăn, nồi, gia vị để chế biến tại thác.
Hiện thác Dơi hay các thác khác tại Đạmri đều chưa được đưa vào khai thác nên rất ít người biết đến. Thị trấn cũng không có nhà nghỉ hay khách sạn, nên khách đến đó thường là bạn của dân địa phương. Song bạn hoàn toàn có thể đến và khám phá thiên nhiên tại đây bằng cách cắm trại tại thác (ở đây khá an ninh) hay ở trọ tại khách sạn của khu du lịch rừng Madagui (cách thị trấn Đạmri 7 km). Để đến Đạmri, bạn có thể đi xe máy hay, bắt tuyến xe TP HCM – Bảo Lộc với mức giá từ 80.000 tới 110.000/người ở bến xe Miền đông hoặc liên hệ với các hãng xe chất lượng cao. Bí ẩn núi Kon Chiêng (Gia Lai) Mỗi năm một lần, trên đỉnh núi Kon Chiêng lại phát ra một vầng hào quang sáng rực. Dân làng bảo đó là lúc chiêng thần ra phơi… Truyền thuyết núi Kon Chiêng Núi Kon Chiêng (thuộc xã Kon Chiêng) cách thị trấn Kon Dơng, huyện Mang Yang hơn 70 km về phía Nam. Và từ lâu, câu chuyện về chiêng thần trên ngọn núi này đã gây biết
bao tò mò cho khách thập phương. Trong đời sống tâm linh của đồng bào Bahnar, Kon Chiêng là nơi linh thiêng, bởi đó là nơi trú ngụ của các vị thần linh và bộ chiêng thần. Trong tiếng Bahnar, “Kon” có nghĩa là núi, “Chiêng” nghĩa là chiêng. Vì thế, núi Kon Chiêng là tên gọi gắn liền với bộ chiêng thần và tên xã cũng bắt nguồn từ đó. Truyền thuyết núi Kon Chiêng là câu chuyện tình rất cảm động của chàng Prây Tăm- con thần núi và nàng Nưỡyh xinh đẹp- con của vị thần núi Kon Chrã. Prây Tăm có một bộ chiêng thần mà không ai có được. Mỗi khi Prây Tăm đánh chiêng, âm thanh bay xa vang động cả núi rừng, khiến cả dân trong vùng và các thần linh đều say mê. Tuy nhiên, chuyện tình của họ kết thúc bởi lý do không đâu. Trong một lần đùa giỡn, Nưỡyh hướng cây cung mà Prây Tăm đang cầm trên tay đưa vào ngực mình rồi bảo: “Anh giỏi săn bắn thú rừng, không có con vật nào có thể thoát khỏi mũi tên anh. Vậy, anh hãy thử bắn em có chết không?”. Ngay tức khắc, mũi tên “định mệnh” cắm phập vào tim nàng Nưỡyh. Prây Tăm đưa xác nàng về núi Kon Chrã còn mình trở về núi Kon Chiêng rồi bay lên trời. Nhưng bộ chiêng thần của chàng vẫn còn nằm trên hang núi. Mỗi năm một lần, bộ chiêng thần tự bay ra khỏi miệng hang núi để phơi, khi đó khắp cả vùng An Khê, Kông Chro và Quy Nhơn đều thấy ánh hào quang tỏa sáng cả vùng trời. …Và hiện thực về núi Kon Chiêng “Người biết hát sử thi kể về truyền thuyết núi Kon Chiêng nay đã không còn, may lắm chỉ biết về nội dung câu chuyện do những người lớn tuổi ở trong làng kể lại”, thầy Lê Hữu Phong- Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Mang Yang- người đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa Bahnar và có một thời gian dài sống ở đây cho biết. Thầy Phong cho biết, quần thể núi Kon Chiêng gồm 3 ngọn núi: Kon Chrã, Prây Tăm và núi Kon Chiêng. Để du lịch khắp 3 núi này phải mất một tuần ròng rã. Trước cửa hang, nơi Prây Tăm hàng ngày tập luyện cung tên vẫn còn in dấu chân đạp kéo cung trên tảng đá.
Riêng núi Kon Chiêng, lên tới đỉnh ngọn núi phải mất gần một ngày, rừng ẩm ướt quanh năm, nhiều vắt, còn trên đỉnh là cả túi gió khổng lồ. Núi Kon Chiêng cao đến độ có thể thấy các làng mạc ở huyện Kông Chro. Xung quanh miệng hang núi Kon Chiêng, nơi trú ngụ của chiêng thần là vách đá dựng đứng, cao vút. Khi chúng tôi hỏi đường đến núi Kon Chiêng, đa phần người dân ở làng Toăk trả lời: “Hỏi để làm gì. Có việc gì không? Về đi, không có chiêng gì đâu!”. Ông A Ngọc- Phó Chủ tịch HĐND xã Kon Chiêng kể: “Thời chiến tranh chống Pháp ở đây bom đạn ác liệt. Tụi Pháp nhiều lần cho nổ mìn, nổ bom làm sập hang để lấy chiêng nhưng không được. Sau này, thằng Mỹ tìm cách phá núi để lấy chiêng nhưng hơn ba tháng vẫn không lấy được. Giờ miệng hang đã bị sập rồi, không ai vào đó được”. Ông A Ngọc cho biết thêm, trong 5 xã phía Nam của huyện Mang Yang thì Kon Chiêng là nơi chiến tranh xảy ra ác liệt nhất. Xã Kon Chiêng có tới 208 liệt sĩ và được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Đem câu chuyện về nhiều người ở làng Toăk đã từng thấy chiêng thật trên núi Kon Chiêng thì được thầy giáo Lê Hữu Phong giải thích: “Những chiếc chiêng đó là do người dân trong làng sợ người Pháp, Mỹ ngày xưa càn quét, lấy đi nên đem lên các hang trên núi giấu cho an toàn. Trong số đó, có người đem được chiêng về, có người bị chết nên chiêng vẫn còn trên núi thôi. Có lẽ những người Pháp, M ỹ nghi ngờ ánh hào quang tỏa sáng cả vùng trời đó là do trong hang có khối đá quý hay kim cương lớn lắm… nên họ muốn phá núi để lấy. Theo tôi, có thể đó là khối thạch anh hay đá quý gì đó”.

Thưởng thức món ăn đặc sản khi du lịch Tây Nguyên

Du lịch Tây Nguyên  du khách luôn nhớ mãi các món đặc sản 

Đến du lịch Tây Nguyên đại ngàn, ngoài thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ, con người thân thiện chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua những món ăn đặc sản của núi rừng nơi đây.

Gà nướng Bản Đôn


Để có những con gà nướng ngon, hợp lòng du khách khi du lịch Tây Nguyên, người dân Bản Đôn phải rất công phu nuôi chọn gà và có cách làm món riêng.
Trước hết, giống gà phải là gà thả vườn chính hiệu. Gà được chọn nướng là loại mới lớn, độ chừng hơn một kg mỗi con.Sau khi làm xong, gà để nguyên con, có thể dần cho con gà bẹp lại rồi ướp muối ớt, nước sả và thêm ít mật ong rừng.
Để ăn gà nướng ở Bản Đôn “đúng bài”, thì phải chấm thịt gà với muối ớt hoặc muối sả. Dù loại muối nào cũng nhất thiết phải giã muối hạt với ớt rừng xanh. Loại ớt này mọc hoang ngoài vườn, ăn giòn thơm rất hấp dẫn.

Thịt nai Đăk - Lăk


Thịt nai giờ trở thành món đặc sản chủ yếu của vùng rừng núi Tây Nguyên, đặc biệt là ở Đắk Lắk vì vùng Tây Bắc giờ rất khó kiếm được.

Các nhà hàng đặc sản thịt nai tươi ở Buôn Ma Thuột - TP trung tâm của tỉnh Đắk Lắk đã đưa thịt nai vào hầu hết thực đơn bữa thường, bữa tiệc... bằng các món nai nướng, nai xào làn, nai nhúng giấm, nai lúc lắc, sườn nai rán, cháo bao tử và sau cùng là nai khô hợp lại đủ 7 món như thịt bò. Nhưng nai nướng, nai nhúng giấm và nai khô lại là những món tiêu biểu nhất. Đây là món được nhiều du khách đến du lịch Tây Nguyên ưa chuộng.

Phở khô Gia Lai

Người Gia Lai xem món phở khô như một món ăn không thể thiếu trong thực đơn các món ăn của mình. Hương vị của phở khô Gia Lai khác hẳn với các loại phở khác, nước dùng của món ăn này cũng rất khác với món phở bắc truyền thống.
Ngoài phở là nguyên liệu chính thì những miếng thịt heo và thịt bò, các loại rau sống, tương xay và sa tế cũng góp phần tạo nên vị phở thơm ngon, độc đáo mà không nơi nào có được.


Khi thưởng thức món phở khô độc đáo này,  khách du lịch Tây Nguyên  sẽ cảm nhận được vị ngọt của thịt bò mềm, thịt heo, vị đậm đà của nước dùng hòa quyện cùng hương thơm của các loại rau sống vô cùng hấp dẫn.



Thứ Bảy, 7 tháng 6, 2014

Du lịch Long An để biết ẩm thực miền tây

Thưởng thức món ăn dân dã khi du lịch long an

Nói đến Long an, không thể không nói tới cá và tôm, ở đây là tôm càng xanh, có giá trị lớn trên thị trường quốc tế nhất là khách du lịch Long An. Tôm đang nhảy tanh tách, nướng bếp than cực thơm, ngon thịt và bổ hạng nhất.

Tôm xé nhỏ trộn với dưa ngó sen, là món gỏi chua đồ nhắm cao cấp đấy. Một tô súp cua ăn với bánh phồng tôm chắc chắn là nếm một lần mãi không quên. Còn món tôm hấp nước dừa cuốn bánh tráng kèm rau sống, cũng là món ăn nhớ đời.

Còn cá kho tộ, thứ cá rô ven dòng Cửu Long kèm món canh chua luôn luôn được khách ăn ngưỡng mộ ở tất cả các nhà hàng. Cá lóc có thể hấp mặn, có thể chiên xù, nhưng tất cả đều thua cá lóc nướng trui. Nướng trui là như thế nào? Là cắm que qua miệng cá, chổ qua bụng, cắm xuống đất chất rơm đốt cho tới khi cá thơm rút que ra, cạo bỏ lớp vẩy cháy đen, đặt vào đĩa hạt soài, rưới thêm mỡ hành, cuộn bánh tráng kèm rau thơm với dưa leo, giá sống và bún, chấm nước mắm sả ớt, dầm me chín chỉ có thể là tuyệt vời.

Cá tôm nhiều quá, người ta làm các kiểu mắm, ủ trong các khạp màu da bò, mắm chưng mắm kho tất nhiên là có cả mắm sống, mỗi thứ mỗi vị riêng, tìm thêm một vài loại rau thích hợp, mắm nào cũng phải ghi sâu vào ký ức ẩm thực!

Lẩu mắm là tinh hoa nghệ thuật ăn uống ở đây, với những khúc lươn vàng ruộm nứt nẻ, những miếng thịt ba dọi thái mỏng tang, con tôm lột vỏ cong đỏ và con cá lóc như đang quẫy đuôi. “Số dách” là món mắm kho cá ninh bông súng, chỉ một mình nó thôi cũng thừa sức đánh bật mọi thứ cao lương mỹ vị, với ưu thế tuyệt vời Nam Bộ: ngon miệng, đẹp mắt, rẻ tiền, dễ tiêu và không phải sốt ruột chờ đợi lâu!

Mưa về là thời cơ mở chiến dịch soi ếch, mưa càng lớn, càng dai, càng soi được nhiều ếch. Ếch lột da đem chiên bơ vừa thơm giòn vừa béo ngọt. Đem ếch xào lăn với môn ngọt rưới nước cốt dừa, khuấy đều trong cháo, ếch bốc khói thơm lừng thêm chút hành hoa, tô cháo nóng này, húp đêm mưa rào Nam Bộ.

Đặc sắc hơn hết là con rùa, thứ sinh vật có sức chịu đừng bền lâu trước thử thách nghiệt ngã của thiên nhiên ở đây. Sóng to gió lớn nước dâng nước xuống thất thường, mặn ngọt rồi ngọt mặn rùa vẫn sống, sống dài lâu và lạ hơn vẫn đẻ nhiều trứng lại nở hầu hết, rùa con cứ thế lớn mau. Khách ăn sang trọng cứ đòi ăn rùa tiềm thuốc bắc cầu kỳ làm khó. Còn khách bình dân chỉ cần món rùa rang muối đơn giản nhưng ngon và bổ chẳng kém gì món khác.

Chẳng riêng gì Nam Bộ, ở đâu có đồng ruộng nơi đó đều có giống chuột đồng. Nhưng thịt chuột đồng thơm ngon lạ thường vì chúng ăn hạt cỏ dại, ăn mầm cỏ non, ăn khoai, sắn, lúa vì vậy thịt thơm ngon đúng là ngon hơn thịt gà. Thế nhưng ăn thịt chuột kiểu gì ngon nhất?

Rán, quay đều béo lạ thường. Ở thành phố tâng lên thành món rôti như lợn sữa. Nhưng ở miệt đồng lại thích nướng than cho là thơm ngon “hết xảy”. Còn băm xào lá cách, chính là món dân làng ưng nhất bởi thường dùng để thết đãi bạn bè gần xa tới chơi nhà. Lá cách mọc quanh năm đầy vườn không có mùa vụ nào cả, chỉ cần có chuột là lập tức có lá cách ngay không phải tìm kiếm đâu xa. Làm chuột sạch sẽ, lọc lấy nạc băm thật kỹ rồi xào với lá cách, bày luôn ra mâm đơn sơ với đĩa xoài xanh thái mỏng, một chai đế Gò Đen với một chiếc ly đừng to quá truyền tay nhau mà uống đến hết, ăn đến hết. Chỉ thế thôi, chẳng có gì sang trọng, chẳng cần nhiều mâm bát lỉnh kỉnh, bà con thôn ấp miền Tây này có thể thức thâu đêm, nhâm nhi bên nhau cho tới khuya muộn gần rạng sáng mới tan cuộc nhậu chuột.

Đặc sản đồng bằng sông Cửu Long đâu phải chỉ có từng ấy món, còn nhiều lắm, có tới ngàn món ngon khác nữa, một đời người chắc gì đã thưởng thức hết món đặc sản miền Tây Nam Bộ.

Du lịch Long An luôn được du khách quan tâm

Du lịch Long An điểm đến hấp dẫn du khách 

Long An có nhiều di tích tiền sử và gần 100 di chỉ văn hóa Óc Eo được phát hiện, các di tích nổi tiếng như là Bình Tả, nhà Trăm Cột, chùa Tôn Thạnh. Ngoài ra du khách tham gia chương trình Tour du lịch Long An sông nước là đến với du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười, sẽ được thưởng thức nhiều món ăn dân dã, và nét đặc trưng của người dân vùng lũ.

Ngôi nhà 100 cột


Ngôi nhà 100 cột tọa lạc tại vùng đất ven biển thuộc địa phận xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An. : Được xây dựng vào những năm 1901-1903 bởi một nhóm thợ miền Trung, ngôi nhà 100 cột có kiểu thức thời Nguyễn, về đại thể mang dấu ấn rõ rệt của phong cách Huế.

Với diện tích 882m2, Nhà Trăm Cột tọa lạc trên một khu vườn rộng 4.044m2 ,chính diện quay về hưóng Tây Bắc. Nhà hoàn toàn bằng gỗ (cẩm lai, gõ đỏ, gõ mật), mái lợp ngói âm dương, nền nhà bằng đá tảng cao 0,9m, mặt nền lát gạch Tàu lục giác. Nhìn trên bình đồ Nhà Trăm Cột có kiểu chữ quốc, 3 gian, 2 chái.

Toàn bộ hệ thống vì kèo, xuyên được chạm nổi, chạm lọng rất công phu các đề tài ''vân hóa long'', ''tứ thời'' kiểu ''dây lá hóa'' rất sắc sảo đặc trưng của Huế. Các gian nội tự và ngoại khách là nơi tập trung cao nhất giá trị thẩm mỹ của công trình mà người xưa đã gửi gấm trên từng nét chạm. Đó là một tập hợp đa dạng, phong phú các đề tài cổ điển như ''tứ linh'', ''tứ thời'','' bát quả'', các mô típ thể hiện Phúc - Lộc -Thọ bên cạnh các đề tài phương Tây như hoa hồng, sóc - nho, cùng các yếu tố Nam bộ như mãng cầu, bình bát, khế, măng cụt đã được các nghệ nhân thể hiện công phu trên các bao lam, các khung ô hộc, vách ngăn, vách lá gió, bàn thờ, ghế nghi, bàn tròn, bàn dài bằng kỹ thuật chạm lọng, chạm nổi, chạm bong kênh, chạm nổi trên nền chạm lọng hết sức điêu luyện và tài tình.

Nét đặc thù trong phong cách chạm gỗ ở đây là bên cạnh phong cách tả thực khéo léo, tỉ mỉ nặng tính sao chép, gò bó bởi những qui phạm phong kiến là phong cách cách điệu phóng khoáng với khối lượng lớn các đồ án dạng ''dây lá hóa'' đã tạo thêm sự phong phú, sinh động, gây xúc cảm cho người thưởng ngoạn. Gian ngoại khách ở ngôi nhà còn được tô điểm bởi các bức hoành phi, đối liễng, sơn son, thếp vàng, cẩn ốc xà cừ nói lên tư tưởng hướng đến cuộc sống an nhàn. Tất cả được bố cục, xử lý một cách hài hòa trong không gian kiến trúc làm toát lên nét trang nghiêm của một ngôi nhà thờ và cũng đầy tráng lệ của một công trình kiến trúc điêu khắc truyền thống.

Cụm di tích Bình Tả


Cụm di tích Bình Tả nằm tại ấp Bình Tả, xã Ðức Hoà Hạ, huyện Ðức Hoà, tỉnh Long An. Nằm trong một quần thể di tích từ thời tiền sử tới sơ sử được phân bố theo các trục lộ cổ và sông Vàm Cỏ Ðông, cụm di tích này thuộc nền văn hoá Óc Eo - Phù Nam có niên đại từ thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên.

Có ba di tích trong cụm đã được khai quật: di tích Gò Năm Tước, Gò Xoài và Gò Ðồnđược phân bố trên một địa bàn tương đối gần nhau. Ðặc biệt trong bộ sưu tập 26 hiện vật bằng vàng phát hiện ở Gò Xoài có một bản bằng chữ Phạn cổ khắc trên một lá vàng mỏng ghi câu kinh Phật giáo. Nhiều hiện vật được khai quật tại đây có giá trị như các tượng thần Siva, thần giữ đền, tượng Vinu, các linh vật Linga, Yoni. Nhiều mảnh gốm mịn Óc Eo, mảnh kim loại, đá quí, sa thạch và hàng loạt di chỉ khác về con người từ thời tiền sử xung quanh ngôi đền, trong khoảng bán kính 10km đã được phát hiện

Các kiến trúc được phát hiện tại cụm di tích Bình Tả là các đền thờ thần Siva, thuộc tôn giáo Bà La Môn, xuất hiện ở Ấn Độ vào thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên được truyền bá mạnh mẽ vào miền Nam Ðông Dương từ đầu Công nguyên. Nằm trong một tổng thể di chỉ khảo cổ ở Ðồng Tháp Mười và vùng phù sa cổ Ðức Hoà (Long An), di tích Óc Eo - Bình Tả được xây dựng nhằm mục đích tôn giáo đồng thời cũng đóng vai trò là một trung tâm chính trị, văn hoá của Nhà nước Phù Nam - Chân Lạp thời cổ đại.

Thứ Năm, 5 tháng 6, 2014

Du lịch Bến Tre thưởng thức đặc sản về xứ dừa

Hãy chọn Bến Tre làm điểm du lịch sắp tới

Về du lịch Bến Tre mà chẳng nán lại để thưởng thức những món đặc sản làm từ dừa thì xem như chuyến du lịch ấy chưa thật vẹn tròn. Hãy một lần nếm thử những món ăn được xem là tinh tuý từ quả dừa bình dân để cảm nhận được kho tàng ẩm thực phong phú và ấn tượng của vùng đất giản dị này.

Kẹo dừa 

 

Ở khu vực Nam Bộ có nhiều nơi sản xuất kẹo dừa, nhưng thơm ngon nhất vẫn là kẹo dừa Bến Tre, đặc biệt ở Mỏ Cày. Dừa Mỏ Cày nói riêng và Bến Tre nói chung đều có vị ngọt thanh đặc trưng và là nguyên liệu tốt nhất cho việc chế biến kẹo. Để tạo ra đúng hương vị đặc trưng của kẹo dừa Bến Tre là cả một công đoạn kỹ thuật độc đáo. Đó là cách lựa chọn nguyên liệu ban đầu cho đến công thức pha chế riêng. Nếp nấu mạch nha phải là nếp mùa vụ xuân, hạt nảy to, chín đều. Ruộng lúa được chọn lấy nếp phải không dùng phân hoá học, thuốc trừ sâu. Thóc nếp để nảy mầm được tưới nước mưa sạch rồi mới đem nấu mạch nha. Vì vậy mới có câu lưu truyền “Chợ Mỏ Cày có kẹo nổi danh”. Ngày nay, kẹo dừa bến tre được cách điệu lên thành nhiều loại: kẹo dừa sầu riêng, kẹo dừa đậu phộng, kẹo dừa cacao.

Bánh xèo củ hủ dừa 


Lúc rãnh rỗi người dân Bến Tre thường vác dao đi chặt củ hủ dừa về chiên bánh xèo. Củ hủ dừa là phần đọt non của cây dừa, xắc thành sợi thay giá, chiên bánh xèo rất thơm và ngọt. Dù rất ngon, nhưng hiếm nên hiện nay ít người được thưởng thức món bánh xèo chiên bằng củ hủ dừa. Củ hủ dừa còn được các bà nội trợ làm dưa chua, ăn với cá kho tộ không thua gì dưa bồn bồn, dưa môn, dưa cây màng màng.

Rượu dừa


Dừa làm rượu ở Bến Tre được tuyển lựa từ những trái ngon nhất ở vựa dừa, sau quá trình lên men trở thành một hương vị thật tuyệt vời. Những ai đã từng thưởng thức rượu dừa mới lần đầu sẽ hơi ngần ngại nơi đầu lưỡi. Bởi vì nói là rượu nhưng không hoàn toàn như những loại rượu khác, nó vừa cay nhưng cũng rất ngọt ngào. Du khách đến du lịch Bến Tre uống đến hết bình mà cảm giác say mới chỉ ngà ngà, giông như cảm giác ngất ngây trước một sự mê hoặc dịu dàng. Đây là loại rượu mang vị tự nhiên, nồng nàn và độc đáo, là sự kết hợp vừa lạ vừa quen mang đậm dấu ấn Bến Tre.

Chuột dừa

Nổi tiếng với vườn dừa bạt ngàn và nhiều sản phẩm đặc trưng từ cây dừa, và ngày nay, Bến Tre còn được biết đến với một món đặc sản chế biến từ loài làm hại cây dừa. Đó là món chuột dừa. Chuộc dừa có hình dạng giống như chuột đồng, nhưng có bộ răng sắc nhọn hơn, chuyên phá hoại cây dừa. Chúng ăn, hút chất ngọt từ tất cả các trái dừa tươi, khô. Vì thế thịt chuột dừa cũng thơm ngon và béo bùi. Chuột dừa sống trên cây, khá tinh khôn cho nên muốn có một bữa thịt chuột dừa phải cần đến những tay săn chuột chuyên nghiệp, tài ba. Những người thợ săn này thường leo lên cây, lấy châm giậm vào ngay ổ chuột cho chuột chết rồi mang xuống, hoặc đánh động để dừa chạy từ tàu dừa này sang tàu dừa khác, trong khi ấy, những người bên dưới lấy gậy chọc, đập cho chuột chết. Chuột được chế biến thành nhiều món: nướng, hấp, nấu cà ri… Nhưng theo những người sành ăn thì ngon nhất vẫn là thịt chuột dừa hấp trong nồi cơm. Chuột được làm sạch, khi nấu cơm, lót một miếng lá chuối lên nồi cơm, rồi để chuột lên trên. Khi cơm chín cũng là lúc chuột chín. Thịt chuột dừa trắng phau và có một mùi thơm đặc biệt. Lấy chuột ra xé chấm với muối tiêu ớt và rau răm thì không thể chê được. Còn bạn, nếu một lần ghé thăm du lịch Bến Tre, đừng quên thưởng thức món ăn độc đáo, mang đậm hương vị đặc trưng của xứ dừa này nhé! 

Cháo dừa 

Dừa không chỉ để làm mứt, nấu cơm, xôi mà còn được dùng để nấu cháo. Có rất nhiều cách nấu món này, chẳng hạn như sau khi vo một ít gạo, người ta đổ nước vừa đủ rồi nấu để nồi cháo sôi lên cho gạo nở ra Dừa nạo sẵn, đợi cháo sôi là vắt nước cốt đổ vào, nhưng phải để nước nước vắt đầu tiên lại, chờ khi nhắc nồi cháo xuống thì cho vào để cháo thêm ngon, thêm béo. Cháo dừa có thể ăn cùng với đường, nhưng cũng có khi người ta làm cá lóc bỏ thêm vào, làm cho nồi cháo có thêm phần dinh dưỡng. Vị thơm bùi của gạo, vị ngọt của cá hoà với vị béo ngậy của nước cốt dừa tạo nên sự hấp dẫn khó quên.

Du lịch Bến Tre để thưởng thức món ăn dân dã hương quê

Món ăn dân dã khi du lịch Bến Tre

Du lịch Bến Tre, những món ăn dân dã được xem là những món khoái khẩu của du khách khi đặt chân đến vùng đồng bằng sông nước. Dân dã ở đây không đơn thuần với nghĩa nghèo nàn, đơn điệu mà mang ý nghĩa là những món ăn được chế biến, nấu nướng bằng kinh nghiệm dân gian vừa rẻ vừa ngon miệng lại bổ dưỡng đậm đà hương vị dân tộc.

Do có nhiều ruộng, sông rạch, mương ao, cửa sông, bờ biển, có thể nói, Bến Tre là một trong những tỉnh có nguồn dự trữ thực phẩm giàu chất đạm, nhất nhì ở khu vực ĐBSCL với nhiều loại cá, cua, tôm, sò, chạch, lươn, tép đồng, ếch nhái... Vì thế mà hầu hết các quán ăn, nhà hàng ở đây đều khai thác để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau phục vụ khách hàng, không phân biệt đối tượng, trong bữa ăn hàng ngày hay trong dịp lễ lộc, đám tiệc. Những món ăn không cầu kỳ, ít tốn thời gian như canh chua (cá lóc, cá bông lau), cá rô kho tộ, cá lóc nướng trui, cá tai tượng chiên xù... được các điểm du lịch sinh thái tỉnh nhà đưa vào thực đơn phục vụ cho du khách đã để lại dư vị ngọt ngào cho người thưởng thức. "Đó là một trong những nguyên nhân thúc đẩy du khách đến du lịch Bến Tre ngày càng nhiều".

Du lịch Bến Tre, người ta thường nhắc đến món mắm. Mặc dù đây là món ăn lâu đời, nhưng do là món ăn đặc trưng của Nam bộ, nên đến nay, mắm vẫn được xếp vào danh sách những món ăn đặc sản của các nhà hàng lớn, không chỉ riêng Bến Tre mà cả khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, các khu ăn uống nổi tiếng ở thành phố Hồ Chí Minh. Bởi so với những món ăn khác, mắm là món ăn không hề có sự phân cấp nghèo giàu, ai cũng có thể làm được và ăn được. Nếu có chăng là ở chỗ chất lượng và cách pha chế gia vị. Tuy Bến Tre không có nhiều cá đồng như Long An, An Giang, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Cà Mau nhưng không thiếu những loại thủy sản để chế biến nhiều loại mắm: mắm còng Châu Bình , mắm rươi  Bình Đại, mắm ba khía... Hiện nay, địa chỉ mà khách có thể tìm đến để thưởng thức các loại mắm trên không đâu khác hơn là nhà hàng nổi Bến Tre.

Nắm bắt được thị hiếu của khách là một vấn đề quan trọng trong việc thu hút khách đến với nhà hàng của mình. Chính vì thế mà hầu hết các nhà hàng nổi tiếng trong tỉnh đều có cả một "sớ" thực đơn, từ món ăn đồng quê đến món ăn ngoại nhập. Đối với ngành du lịch, ăn uống là một lĩnh vực quan trọng trong việc để lại ấn tượng tốt đẹp với du khách. Người ta có thể quên ngay cảnh sắc mà họ đã đến nhưng không thể quên ngay cái hương vị của những món ăn mang đậm đà bản sắc của một địa phương. Vì thế mà mục tiêu của Công ty cổ phần Du lịch Bến Tre hiện nay không những chỉ quảng bá những điểm du lịch mà còn thường xuyên giới thiệu về những món ăn đặc sản của quê mình, đặc biệt là những món ăn được chế biến từ nguồn nguyên liệu sẵn có trên mảnh đất xanh biếc những cây dừa.

Để thu hút khách các nhà hàng đều không ngừng tìm tòi, học hỏi chế biến những món ăn lạ, vừa mang hương vị quê hương, vừa hợp khẩu vị lại bổ dưỡng. Vì thế mà mỗi nhà hàng hiện nay đều đã tạo cho mình những món ăn "độc quyền" mà khi chỉ nói đến tên nhà hàng, người ta nhớ đến những món ăn như: ốc nướng tẩm nước dừa, lẩu mắm, ốc nướng tiêu , canh chua lươn cơm mẻ , gà nướng đốt lò, gà tiềm trong trái dừa, tôm rang nước dừa, sò hấp nước dừa