Chủ Nhật, 8 tháng 6, 2014

Du lịch Tây Nguyên để biết nét đẹp văn hóa cồng chiêng

Cồng chiêng Tây Nguyên được nhiều khách du lịch biết đến

Tây Nguyên là vùng đất nổi danh với những pho sử thi anh hùng. Hiện, vùng đất này hấp dẫn khách du lịch không chỉ bằng âm thanh cồng chiêng, ché rượu cần bên bếp lửa mà còn bởi những nét văn hóa đặc sắc trong đời sống, sinh hoạt. 

Tây Nguyên là vùng cao nguyên gồm năm tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng. Đến du lịchTây Nguyên, du khách không những được "chiêm ngưỡng" vẻ đẹp kỳ vĩ của núi, thác nước, nhà mồ.. mà còn được hòa mình vào cuộc sống thường nhật giản dị của bà con nơi đây.

Trong sinh hoạt hàng ngày của đồng bào Tây Nguyên, ngọn lửa trong bếp chính của ngôi nhà dài không bao giờ tắt. Ban đêm, sau bữa tối, các gia đình quây quần bên bếp lửa cùng dệt thổ cẩm, làm đàn tranh, chuông gió và thổi khèn, hát đối giữa bố mẹ và con cái. Sáng ra, ngọn lửa theo đồng bào lên rẫy. Trước khi tra hạt giống, trên nương bao giờ cũng có một ngọn lửa được nhóm lên như một dấu hiệu cầu mùa của chủ nhân trước các vị thần rừng, núi, sông. Chiều xuống, trước khi rời khỏi nương rẫy, ngọn lửa được vùi lại trong túm tro đặt lên một hòn đá để không bùng lên gây cháy. Đây cũng là dấu hiệu để báo cho người khác biết nơi ngự trị của thần lửa. Vào lúc làng có lễ, hội, ngọn lửa lại được đốt lên ở vị trí trung tâm để mọi người cùng nhìn thấy và mang lễ vật đến chung vui cộng đồng.

Chương trình du lịch “Hương sắc Ban Mê” sẽ đưa quý khách du lịch Tây Nguyên, chùa Khải Đoan, thác Dray Sáp – thác Dray Nur ( thác đẹp nhất trên sông Serepok)… Quý khách sẽ được nghe về truyền thuyết săn voi của huyền thoại săn voi, thưởng thức những món ăn đặc sản Tây Nguyên, giao lưu tham gia vào những điệu múa trong tiếng Cồng Chiêng.
Khai thác tiềm năng kinh tế của kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể này nhưng không phá vỡ hay làm tăng thêm nguy cơ mai một của Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Là một sáng tạo mang tầm kiệt tác của nhân loại, Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên có khả năng hấp dẫn, thu hút khách du lịch. Đây cũng là cơ hội tốt để tuyên truyền, quảng bá về giá trị của di sản: Tạo ra các tour du lịch, đưa khách du lịch Tây Nguyên đến xem, nghe trình diễn cồng chiêng tại cộng đồng, in ấn, xuất bản những sản phẩm như sách, băng đĩa, tờ rơi... để khai thác tiềm năng kinh tế của di sản, phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bảo vệ sự bền vững của kiệt tác này cũng là yêu cầu đặt ra và là cam kết của chúng ta với cộng đồng thế giới.
Những nỗ lực đưa Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên là Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại đã được đền bù xứng đáng.

Hầu hết các nghệ nhân đánh cồng chiêng ở Tây Nguyên là nam giới, kể cả hai tộc người Êđê, Giarai đang duy trì chế độ mẫu hệ hoặc người Bana, Xơđăng đang duy trì cả chế độ mẫu hệ lẫn chế độ phụ hệ. Riêng ở ngành Bih tộc người Êđê, chỉ nữ giới mới được đánh cồng, ở người Mạ thì cả hai giới đều được đánh chiêng nhưng thường chia làm 2 dàn: Dàn chiêng nam, dàn chiêng nữ. Ngày nay, đã có dàn chiêng hỗn hợp các nghệ nhân cả nam lẫn nữ. Việc nữ giới đánh chiêng cho thấy vị trí xã hội và vai trò quan trọng của họ trong tâm thức các tộc người này.

Ngoài ra, ở nhiều tộc người như Churu, Xơđăng, Mnông và đặc biệt tộc người Giarai, Bana, phụ nữ (nhất là các cô gái trẻ) làm thành một dàn múa đồng hành với bản nhạc chiêng. Điều đáng nói là các điệu múa này được coi là thành tố không thể thiếu của việc diễn tấu các bài cồng chiêng (không được dùng bên ngoài diễn tấu cồng chiêng hoặc trình diễn giải trí). Nói cách khác, sinh hoạt văn hoá cồng chiêng của các dân tộc ở Tây Nguyên là sinh hoạt cộng đồng, cuốn hút tất cả các thành viên tham gia. Đây là bằng chứng chứng tỏ lịch sử lâu đời của cồng chiêng và sinh hoạt văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên.

Cồng chiêng là một nhạc cụ nghi lễ, các bài nhạc cồng chiêng trước hết là sự đáp ứng cho yêu cầu của mỗi lễ thức và được coi như một thành tố hữu cơ của lễ thức đó. Như thế, mỗi nghi lễ có ít nhất một bài nhạc chiêng riêng. Trong mỗi nghi lễ, lại có thể có nhiều công đoạn có nhạc chiêng riêng: Người ngành Aráp dân tộc Giarai ở vùng Ea H’Leo tỉnh Đắc Lắc có các bài nhạc chiêng cho các lễ đâm trâu, khóc người chết trong tang lễ, mừng nhà rông mới, mừng chiến thắng, lễ xuống giống, lễ cầu an cho lúa, mùa gặt... Ngoài ra, còn có những bài chiêng dùng cho các sinh hoạt cộng đồng như: Lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh, mừng nhà mới, chúc sức khoẻ...

Các địa điểm khi du lịch Tây Nguyên

Du lịch Tây Nguyên vẻ đẹp hoang sơ nhưng huyền bí

Các địa điểm du lịch miền Tây Nguyên Thác Dơi (Lâm Đồng): Vẻ đẹp hoang sơ Cách TP HCM 160km hướng về Đà Lạt, thị trấn Đạmri, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng được coi là trung tuyến của cung đường TP HCM – Đà Lạt. Như mọi thị trấn miền núi khác, nơi đây sở hữu cái se lạnh của cao nguyên, những dãy núi cao chập chùng, những dòng suối uốn lượn, ẩn hiện trong màu xanh của cây, màu trắng của đá, những mái nhà thấp thoáng trong sương khiến lòng người như nhẹ lại. Trong tiết trời ấy, trong cái mênh mang ấy, nhấp thêm ngụm cà phê hay trà nóng được trồng, chế biến tại địa phương, bao đua tranh, phiền muộn của cuộc sống như biến mất.
Du lịch Tây Nguyên, thiên nhiên còn ưu ái cho thị trấn nhỏ này hàng loạt những ngọn thác hùng vĩ. Những ngọn thác có tên gọi xuất phát từ đặc điểm hay vị trí như thác 31, thác 8 tầng, thác ngược, thác Dơi…. mỗi thác có một vẻ đẹp khác nhau và đều hoang sơ, hùng vĩ nhưng do đường xá thuận tiện, địa hình đẹp, thế thác phù hợp với việc cắm trại, nối kết mọi người nên thác Dơi không những thu hút dân địa phương mà còn khiến khách du lịch phương xa xao lòng khi ghé thăm. Khác với những ngọn thác khác là chỉ có thác duy nhất, thác Dơi là một chuỗi liên hoàn của nhiều ngọn thác lớn nhỏ trải d ài từ thượng nguồn. Dòng chảy cũng thay đổi tùy theo lượng nước từng mùa trong năm khiến thác như luôn làm mới mình, nên dù bạn có đi bao nhiêu lần, khám phá bao nhiêu lần, thác vẫn đẹp, vẫn hoang sơ, hùng vĩ và lạ lẫm trong mắt mọi người. Bên cạnh việc luôn biến đổi theo từng mùa, từng tháng trong năm, thác Dơi cũng tự hoàn thiện mình hơn khi phình to thành một hồ nước lớn, nép mình dưới tảng đá hình con cá khổng lồ. Du lịch Tây Nguyên ghé thác Dơi , thoải mái bơi lội, dòng nước còn trong vắt, lạnh một cách kỳ lạ khiến khách du lịch khi đắm mình vào dòng nước ấy, cảm thấy bao mệt mỏi, lo lắng như được gột đi hoàn toàn. Song ấn tượng mạnh nhất về dòng thác là màu xanh ngút ngàn của những cây cổ thụ vài trăm tuổi hay những dòng chảy khi ẩn khi hiện trong màu xanh của núi rừng. Có hai kiểu khám phá thác Dơi: Một là khi đến thác, mọi người sẽ vượt từng ngọn thác, để đi đến thượng nguồn, vui chơi tại đó. Cách thứ hai là men theo đường mòn lên thượng nguồn, ăn uống, vui chơi rồi theo dòng thác đi ngược xuống. Hành trình như nhau, niềm vui như nhau điểm khác biệt là tùy theo lượng thức ăn mang theo nhiều hay ít. Nói riêng về thức ăn thì vì đây là một ngọn thác chưa được khai thác để du lịch nên trước khi đến thác, mọi người thường tạt vào chợ mua đồ ăn và nước uống. Có thể mua thức ăn chế biến sẵn nhưng khi đến thác, thức ăn nguội cùng cái lạnh của thác thì chẳng ai muốn ăn hay có ăn cũng chẳng ngon lành gì. Vì thế, cách tốt nhất là mang thức ăn, nồi, gia vị để chế biến tại thác.
Hiện thác Dơi hay các thác khác tại Đạmri đều chưa được đưa vào khai thác nên rất ít người biết đến. Thị trấn cũng không có nhà nghỉ hay khách sạn, nên khách đến đó thường là bạn của dân địa phương. Song bạn hoàn toàn có thể đến và khám phá thiên nhiên tại đây bằng cách cắm trại tại thác (ở đây khá an ninh) hay ở trọ tại khách sạn của khu du lịch rừng Madagui (cách thị trấn Đạmri 7 km). Để đến Đạmri, bạn có thể đi xe máy hay, bắt tuyến xe TP HCM – Bảo Lộc với mức giá từ 80.000 tới 110.000/người ở bến xe Miền đông hoặc liên hệ với các hãng xe chất lượng cao. Bí ẩn núi Kon Chiêng (Gia Lai) Mỗi năm một lần, trên đỉnh núi Kon Chiêng lại phát ra một vầng hào quang sáng rực. Dân làng bảo đó là lúc chiêng thần ra phơi… Truyền thuyết núi Kon Chiêng Núi Kon Chiêng (thuộc xã Kon Chiêng) cách thị trấn Kon Dơng, huyện Mang Yang hơn 70 km về phía Nam. Và từ lâu, câu chuyện về chiêng thần trên ngọn núi này đã gây biết
bao tò mò cho khách thập phương. Trong đời sống tâm linh của đồng bào Bahnar, Kon Chiêng là nơi linh thiêng, bởi đó là nơi trú ngụ của các vị thần linh và bộ chiêng thần. Trong tiếng Bahnar, “Kon” có nghĩa là núi, “Chiêng” nghĩa là chiêng. Vì thế, núi Kon Chiêng là tên gọi gắn liền với bộ chiêng thần và tên xã cũng bắt nguồn từ đó. Truyền thuyết núi Kon Chiêng là câu chuyện tình rất cảm động của chàng Prây Tăm- con thần núi và nàng Nưỡyh xinh đẹp- con của vị thần núi Kon Chrã. Prây Tăm có một bộ chiêng thần mà không ai có được. Mỗi khi Prây Tăm đánh chiêng, âm thanh bay xa vang động cả núi rừng, khiến cả dân trong vùng và các thần linh đều say mê. Tuy nhiên, chuyện tình của họ kết thúc bởi lý do không đâu. Trong một lần đùa giỡn, Nưỡyh hướng cây cung mà Prây Tăm đang cầm trên tay đưa vào ngực mình rồi bảo: “Anh giỏi săn bắn thú rừng, không có con vật nào có thể thoát khỏi mũi tên anh. Vậy, anh hãy thử bắn em có chết không?”. Ngay tức khắc, mũi tên “định mệnh” cắm phập vào tim nàng Nưỡyh. Prây Tăm đưa xác nàng về núi Kon Chrã còn mình trở về núi Kon Chiêng rồi bay lên trời. Nhưng bộ chiêng thần của chàng vẫn còn nằm trên hang núi. Mỗi năm một lần, bộ chiêng thần tự bay ra khỏi miệng hang núi để phơi, khi đó khắp cả vùng An Khê, Kông Chro và Quy Nhơn đều thấy ánh hào quang tỏa sáng cả vùng trời. …Và hiện thực về núi Kon Chiêng “Người biết hát sử thi kể về truyền thuyết núi Kon Chiêng nay đã không còn, may lắm chỉ biết về nội dung câu chuyện do những người lớn tuổi ở trong làng kể lại”, thầy Lê Hữu Phong- Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Mang Yang- người đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa Bahnar và có một thời gian dài sống ở đây cho biết. Thầy Phong cho biết, quần thể núi Kon Chiêng gồm 3 ngọn núi: Kon Chrã, Prây Tăm và núi Kon Chiêng. Để du lịch khắp 3 núi này phải mất một tuần ròng rã. Trước cửa hang, nơi Prây Tăm hàng ngày tập luyện cung tên vẫn còn in dấu chân đạp kéo cung trên tảng đá.
Riêng núi Kon Chiêng, lên tới đỉnh ngọn núi phải mất gần một ngày, rừng ẩm ướt quanh năm, nhiều vắt, còn trên đỉnh là cả túi gió khổng lồ. Núi Kon Chiêng cao đến độ có thể thấy các làng mạc ở huyện Kông Chro. Xung quanh miệng hang núi Kon Chiêng, nơi trú ngụ của chiêng thần là vách đá dựng đứng, cao vút. Khi chúng tôi hỏi đường đến núi Kon Chiêng, đa phần người dân ở làng Toăk trả lời: “Hỏi để làm gì. Có việc gì không? Về đi, không có chiêng gì đâu!”. Ông A Ngọc- Phó Chủ tịch HĐND xã Kon Chiêng kể: “Thời chiến tranh chống Pháp ở đây bom đạn ác liệt. Tụi Pháp nhiều lần cho nổ mìn, nổ bom làm sập hang để lấy chiêng nhưng không được. Sau này, thằng Mỹ tìm cách phá núi để lấy chiêng nhưng hơn ba tháng vẫn không lấy được. Giờ miệng hang đã bị sập rồi, không ai vào đó được”. Ông A Ngọc cho biết thêm, trong 5 xã phía Nam của huyện Mang Yang thì Kon Chiêng là nơi chiến tranh xảy ra ác liệt nhất. Xã Kon Chiêng có tới 208 liệt sĩ và được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Đem câu chuyện về nhiều người ở làng Toăk đã từng thấy chiêng thật trên núi Kon Chiêng thì được thầy giáo Lê Hữu Phong giải thích: “Những chiếc chiêng đó là do người dân trong làng sợ người Pháp, Mỹ ngày xưa càn quét, lấy đi nên đem lên các hang trên núi giấu cho an toàn. Trong số đó, có người đem được chiêng về, có người bị chết nên chiêng vẫn còn trên núi thôi. Có lẽ những người Pháp, M ỹ nghi ngờ ánh hào quang tỏa sáng cả vùng trời đó là do trong hang có khối đá quý hay kim cương lớn lắm… nên họ muốn phá núi để lấy. Theo tôi, có thể đó là khối thạch anh hay đá quý gì đó”.

Thưởng thức món ăn đặc sản khi du lịch Tây Nguyên

Du lịch Tây Nguyên  du khách luôn nhớ mãi các món đặc sản 

Đến du lịch Tây Nguyên đại ngàn, ngoài thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ, con người thân thiện chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua những món ăn đặc sản của núi rừng nơi đây.

Gà nướng Bản Đôn


Để có những con gà nướng ngon, hợp lòng du khách khi du lịch Tây Nguyên, người dân Bản Đôn phải rất công phu nuôi chọn gà và có cách làm món riêng.
Trước hết, giống gà phải là gà thả vườn chính hiệu. Gà được chọn nướng là loại mới lớn, độ chừng hơn một kg mỗi con.Sau khi làm xong, gà để nguyên con, có thể dần cho con gà bẹp lại rồi ướp muối ớt, nước sả và thêm ít mật ong rừng.
Để ăn gà nướng ở Bản Đôn “đúng bài”, thì phải chấm thịt gà với muối ớt hoặc muối sả. Dù loại muối nào cũng nhất thiết phải giã muối hạt với ớt rừng xanh. Loại ớt này mọc hoang ngoài vườn, ăn giòn thơm rất hấp dẫn.

Thịt nai Đăk - Lăk


Thịt nai giờ trở thành món đặc sản chủ yếu của vùng rừng núi Tây Nguyên, đặc biệt là ở Đắk Lắk vì vùng Tây Bắc giờ rất khó kiếm được.

Các nhà hàng đặc sản thịt nai tươi ở Buôn Ma Thuột - TP trung tâm của tỉnh Đắk Lắk đã đưa thịt nai vào hầu hết thực đơn bữa thường, bữa tiệc... bằng các món nai nướng, nai xào làn, nai nhúng giấm, nai lúc lắc, sườn nai rán, cháo bao tử và sau cùng là nai khô hợp lại đủ 7 món như thịt bò. Nhưng nai nướng, nai nhúng giấm và nai khô lại là những món tiêu biểu nhất. Đây là món được nhiều du khách đến du lịch Tây Nguyên ưa chuộng.

Phở khô Gia Lai

Người Gia Lai xem món phở khô như một món ăn không thể thiếu trong thực đơn các món ăn của mình. Hương vị của phở khô Gia Lai khác hẳn với các loại phở khác, nước dùng của món ăn này cũng rất khác với món phở bắc truyền thống.
Ngoài phở là nguyên liệu chính thì những miếng thịt heo và thịt bò, các loại rau sống, tương xay và sa tế cũng góp phần tạo nên vị phở thơm ngon, độc đáo mà không nơi nào có được.


Khi thưởng thức món phở khô độc đáo này,  khách du lịch Tây Nguyên  sẽ cảm nhận được vị ngọt của thịt bò mềm, thịt heo, vị đậm đà của nước dùng hòa quyện cùng hương thơm của các loại rau sống vô cùng hấp dẫn.



Thứ Bảy, 7 tháng 6, 2014

Du lịch Long An để biết ẩm thực miền tây

Thưởng thức món ăn dân dã khi du lịch long an

Nói đến Long an, không thể không nói tới cá và tôm, ở đây là tôm càng xanh, có giá trị lớn trên thị trường quốc tế nhất là khách du lịch Long An. Tôm đang nhảy tanh tách, nướng bếp than cực thơm, ngon thịt và bổ hạng nhất.

Tôm xé nhỏ trộn với dưa ngó sen, là món gỏi chua đồ nhắm cao cấp đấy. Một tô súp cua ăn với bánh phồng tôm chắc chắn là nếm một lần mãi không quên. Còn món tôm hấp nước dừa cuốn bánh tráng kèm rau sống, cũng là món ăn nhớ đời.

Còn cá kho tộ, thứ cá rô ven dòng Cửu Long kèm món canh chua luôn luôn được khách ăn ngưỡng mộ ở tất cả các nhà hàng. Cá lóc có thể hấp mặn, có thể chiên xù, nhưng tất cả đều thua cá lóc nướng trui. Nướng trui là như thế nào? Là cắm que qua miệng cá, chổ qua bụng, cắm xuống đất chất rơm đốt cho tới khi cá thơm rút que ra, cạo bỏ lớp vẩy cháy đen, đặt vào đĩa hạt soài, rưới thêm mỡ hành, cuộn bánh tráng kèm rau thơm với dưa leo, giá sống và bún, chấm nước mắm sả ớt, dầm me chín chỉ có thể là tuyệt vời.

Cá tôm nhiều quá, người ta làm các kiểu mắm, ủ trong các khạp màu da bò, mắm chưng mắm kho tất nhiên là có cả mắm sống, mỗi thứ mỗi vị riêng, tìm thêm một vài loại rau thích hợp, mắm nào cũng phải ghi sâu vào ký ức ẩm thực!

Lẩu mắm là tinh hoa nghệ thuật ăn uống ở đây, với những khúc lươn vàng ruộm nứt nẻ, những miếng thịt ba dọi thái mỏng tang, con tôm lột vỏ cong đỏ và con cá lóc như đang quẫy đuôi. “Số dách” là món mắm kho cá ninh bông súng, chỉ một mình nó thôi cũng thừa sức đánh bật mọi thứ cao lương mỹ vị, với ưu thế tuyệt vời Nam Bộ: ngon miệng, đẹp mắt, rẻ tiền, dễ tiêu và không phải sốt ruột chờ đợi lâu!

Mưa về là thời cơ mở chiến dịch soi ếch, mưa càng lớn, càng dai, càng soi được nhiều ếch. Ếch lột da đem chiên bơ vừa thơm giòn vừa béo ngọt. Đem ếch xào lăn với môn ngọt rưới nước cốt dừa, khuấy đều trong cháo, ếch bốc khói thơm lừng thêm chút hành hoa, tô cháo nóng này, húp đêm mưa rào Nam Bộ.

Đặc sắc hơn hết là con rùa, thứ sinh vật có sức chịu đừng bền lâu trước thử thách nghiệt ngã của thiên nhiên ở đây. Sóng to gió lớn nước dâng nước xuống thất thường, mặn ngọt rồi ngọt mặn rùa vẫn sống, sống dài lâu và lạ hơn vẫn đẻ nhiều trứng lại nở hầu hết, rùa con cứ thế lớn mau. Khách ăn sang trọng cứ đòi ăn rùa tiềm thuốc bắc cầu kỳ làm khó. Còn khách bình dân chỉ cần món rùa rang muối đơn giản nhưng ngon và bổ chẳng kém gì món khác.

Chẳng riêng gì Nam Bộ, ở đâu có đồng ruộng nơi đó đều có giống chuột đồng. Nhưng thịt chuột đồng thơm ngon lạ thường vì chúng ăn hạt cỏ dại, ăn mầm cỏ non, ăn khoai, sắn, lúa vì vậy thịt thơm ngon đúng là ngon hơn thịt gà. Thế nhưng ăn thịt chuột kiểu gì ngon nhất?

Rán, quay đều béo lạ thường. Ở thành phố tâng lên thành món rôti như lợn sữa. Nhưng ở miệt đồng lại thích nướng than cho là thơm ngon “hết xảy”. Còn băm xào lá cách, chính là món dân làng ưng nhất bởi thường dùng để thết đãi bạn bè gần xa tới chơi nhà. Lá cách mọc quanh năm đầy vườn không có mùa vụ nào cả, chỉ cần có chuột là lập tức có lá cách ngay không phải tìm kiếm đâu xa. Làm chuột sạch sẽ, lọc lấy nạc băm thật kỹ rồi xào với lá cách, bày luôn ra mâm đơn sơ với đĩa xoài xanh thái mỏng, một chai đế Gò Đen với một chiếc ly đừng to quá truyền tay nhau mà uống đến hết, ăn đến hết. Chỉ thế thôi, chẳng có gì sang trọng, chẳng cần nhiều mâm bát lỉnh kỉnh, bà con thôn ấp miền Tây này có thể thức thâu đêm, nhâm nhi bên nhau cho tới khuya muộn gần rạng sáng mới tan cuộc nhậu chuột.

Đặc sản đồng bằng sông Cửu Long đâu phải chỉ có từng ấy món, còn nhiều lắm, có tới ngàn món ngon khác nữa, một đời người chắc gì đã thưởng thức hết món đặc sản miền Tây Nam Bộ.

Du lịch Long An luôn được du khách quan tâm

Du lịch Long An điểm đến hấp dẫn du khách 

Long An có nhiều di tích tiền sử và gần 100 di chỉ văn hóa Óc Eo được phát hiện, các di tích nổi tiếng như là Bình Tả, nhà Trăm Cột, chùa Tôn Thạnh. Ngoài ra du khách tham gia chương trình Tour du lịch Long An sông nước là đến với du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười, sẽ được thưởng thức nhiều món ăn dân dã, và nét đặc trưng của người dân vùng lũ.

Ngôi nhà 100 cột


Ngôi nhà 100 cột tọa lạc tại vùng đất ven biển thuộc địa phận xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An. : Được xây dựng vào những năm 1901-1903 bởi một nhóm thợ miền Trung, ngôi nhà 100 cột có kiểu thức thời Nguyễn, về đại thể mang dấu ấn rõ rệt của phong cách Huế.

Với diện tích 882m2, Nhà Trăm Cột tọa lạc trên một khu vườn rộng 4.044m2 ,chính diện quay về hưóng Tây Bắc. Nhà hoàn toàn bằng gỗ (cẩm lai, gõ đỏ, gõ mật), mái lợp ngói âm dương, nền nhà bằng đá tảng cao 0,9m, mặt nền lát gạch Tàu lục giác. Nhìn trên bình đồ Nhà Trăm Cột có kiểu chữ quốc, 3 gian, 2 chái.

Toàn bộ hệ thống vì kèo, xuyên được chạm nổi, chạm lọng rất công phu các đề tài ''vân hóa long'', ''tứ thời'' kiểu ''dây lá hóa'' rất sắc sảo đặc trưng của Huế. Các gian nội tự và ngoại khách là nơi tập trung cao nhất giá trị thẩm mỹ của công trình mà người xưa đã gửi gấm trên từng nét chạm. Đó là một tập hợp đa dạng, phong phú các đề tài cổ điển như ''tứ linh'', ''tứ thời'','' bát quả'', các mô típ thể hiện Phúc - Lộc -Thọ bên cạnh các đề tài phương Tây như hoa hồng, sóc - nho, cùng các yếu tố Nam bộ như mãng cầu, bình bát, khế, măng cụt đã được các nghệ nhân thể hiện công phu trên các bao lam, các khung ô hộc, vách ngăn, vách lá gió, bàn thờ, ghế nghi, bàn tròn, bàn dài bằng kỹ thuật chạm lọng, chạm nổi, chạm bong kênh, chạm nổi trên nền chạm lọng hết sức điêu luyện và tài tình.

Nét đặc thù trong phong cách chạm gỗ ở đây là bên cạnh phong cách tả thực khéo léo, tỉ mỉ nặng tính sao chép, gò bó bởi những qui phạm phong kiến là phong cách cách điệu phóng khoáng với khối lượng lớn các đồ án dạng ''dây lá hóa'' đã tạo thêm sự phong phú, sinh động, gây xúc cảm cho người thưởng ngoạn. Gian ngoại khách ở ngôi nhà còn được tô điểm bởi các bức hoành phi, đối liễng, sơn son, thếp vàng, cẩn ốc xà cừ nói lên tư tưởng hướng đến cuộc sống an nhàn. Tất cả được bố cục, xử lý một cách hài hòa trong không gian kiến trúc làm toát lên nét trang nghiêm của một ngôi nhà thờ và cũng đầy tráng lệ của một công trình kiến trúc điêu khắc truyền thống.

Cụm di tích Bình Tả


Cụm di tích Bình Tả nằm tại ấp Bình Tả, xã Ðức Hoà Hạ, huyện Ðức Hoà, tỉnh Long An. Nằm trong một quần thể di tích từ thời tiền sử tới sơ sử được phân bố theo các trục lộ cổ và sông Vàm Cỏ Ðông, cụm di tích này thuộc nền văn hoá Óc Eo - Phù Nam có niên đại từ thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên.

Có ba di tích trong cụm đã được khai quật: di tích Gò Năm Tước, Gò Xoài và Gò Ðồnđược phân bố trên một địa bàn tương đối gần nhau. Ðặc biệt trong bộ sưu tập 26 hiện vật bằng vàng phát hiện ở Gò Xoài có một bản bằng chữ Phạn cổ khắc trên một lá vàng mỏng ghi câu kinh Phật giáo. Nhiều hiện vật được khai quật tại đây có giá trị như các tượng thần Siva, thần giữ đền, tượng Vinu, các linh vật Linga, Yoni. Nhiều mảnh gốm mịn Óc Eo, mảnh kim loại, đá quí, sa thạch và hàng loạt di chỉ khác về con người từ thời tiền sử xung quanh ngôi đền, trong khoảng bán kính 10km đã được phát hiện

Các kiến trúc được phát hiện tại cụm di tích Bình Tả là các đền thờ thần Siva, thuộc tôn giáo Bà La Môn, xuất hiện ở Ấn Độ vào thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên được truyền bá mạnh mẽ vào miền Nam Ðông Dương từ đầu Công nguyên. Nằm trong một tổng thể di chỉ khảo cổ ở Ðồng Tháp Mười và vùng phù sa cổ Ðức Hoà (Long An), di tích Óc Eo - Bình Tả được xây dựng nhằm mục đích tôn giáo đồng thời cũng đóng vai trò là một trung tâm chính trị, văn hoá của Nhà nước Phù Nam - Chân Lạp thời cổ đại.

Thứ Năm, 5 tháng 6, 2014

Du lịch Bến Tre thưởng thức đặc sản về xứ dừa

Hãy chọn Bến Tre làm điểm du lịch sắp tới

Về du lịch Bến Tre mà chẳng nán lại để thưởng thức những món đặc sản làm từ dừa thì xem như chuyến du lịch ấy chưa thật vẹn tròn. Hãy một lần nếm thử những món ăn được xem là tinh tuý từ quả dừa bình dân để cảm nhận được kho tàng ẩm thực phong phú và ấn tượng của vùng đất giản dị này.

Kẹo dừa 

 

Ở khu vực Nam Bộ có nhiều nơi sản xuất kẹo dừa, nhưng thơm ngon nhất vẫn là kẹo dừa Bến Tre, đặc biệt ở Mỏ Cày. Dừa Mỏ Cày nói riêng và Bến Tre nói chung đều có vị ngọt thanh đặc trưng và là nguyên liệu tốt nhất cho việc chế biến kẹo. Để tạo ra đúng hương vị đặc trưng của kẹo dừa Bến Tre là cả một công đoạn kỹ thuật độc đáo. Đó là cách lựa chọn nguyên liệu ban đầu cho đến công thức pha chế riêng. Nếp nấu mạch nha phải là nếp mùa vụ xuân, hạt nảy to, chín đều. Ruộng lúa được chọn lấy nếp phải không dùng phân hoá học, thuốc trừ sâu. Thóc nếp để nảy mầm được tưới nước mưa sạch rồi mới đem nấu mạch nha. Vì vậy mới có câu lưu truyền “Chợ Mỏ Cày có kẹo nổi danh”. Ngày nay, kẹo dừa bến tre được cách điệu lên thành nhiều loại: kẹo dừa sầu riêng, kẹo dừa đậu phộng, kẹo dừa cacao.

Bánh xèo củ hủ dừa 


Lúc rãnh rỗi người dân Bến Tre thường vác dao đi chặt củ hủ dừa về chiên bánh xèo. Củ hủ dừa là phần đọt non của cây dừa, xắc thành sợi thay giá, chiên bánh xèo rất thơm và ngọt. Dù rất ngon, nhưng hiếm nên hiện nay ít người được thưởng thức món bánh xèo chiên bằng củ hủ dừa. Củ hủ dừa còn được các bà nội trợ làm dưa chua, ăn với cá kho tộ không thua gì dưa bồn bồn, dưa môn, dưa cây màng màng.

Rượu dừa


Dừa làm rượu ở Bến Tre được tuyển lựa từ những trái ngon nhất ở vựa dừa, sau quá trình lên men trở thành một hương vị thật tuyệt vời. Những ai đã từng thưởng thức rượu dừa mới lần đầu sẽ hơi ngần ngại nơi đầu lưỡi. Bởi vì nói là rượu nhưng không hoàn toàn như những loại rượu khác, nó vừa cay nhưng cũng rất ngọt ngào. Du khách đến du lịch Bến Tre uống đến hết bình mà cảm giác say mới chỉ ngà ngà, giông như cảm giác ngất ngây trước một sự mê hoặc dịu dàng. Đây là loại rượu mang vị tự nhiên, nồng nàn và độc đáo, là sự kết hợp vừa lạ vừa quen mang đậm dấu ấn Bến Tre.

Chuột dừa

Nổi tiếng với vườn dừa bạt ngàn và nhiều sản phẩm đặc trưng từ cây dừa, và ngày nay, Bến Tre còn được biết đến với một món đặc sản chế biến từ loài làm hại cây dừa. Đó là món chuột dừa. Chuộc dừa có hình dạng giống như chuột đồng, nhưng có bộ răng sắc nhọn hơn, chuyên phá hoại cây dừa. Chúng ăn, hút chất ngọt từ tất cả các trái dừa tươi, khô. Vì thế thịt chuột dừa cũng thơm ngon và béo bùi. Chuột dừa sống trên cây, khá tinh khôn cho nên muốn có một bữa thịt chuột dừa phải cần đến những tay săn chuột chuyên nghiệp, tài ba. Những người thợ săn này thường leo lên cây, lấy châm giậm vào ngay ổ chuột cho chuột chết rồi mang xuống, hoặc đánh động để dừa chạy từ tàu dừa này sang tàu dừa khác, trong khi ấy, những người bên dưới lấy gậy chọc, đập cho chuột chết. Chuột được chế biến thành nhiều món: nướng, hấp, nấu cà ri… Nhưng theo những người sành ăn thì ngon nhất vẫn là thịt chuột dừa hấp trong nồi cơm. Chuột được làm sạch, khi nấu cơm, lót một miếng lá chuối lên nồi cơm, rồi để chuột lên trên. Khi cơm chín cũng là lúc chuột chín. Thịt chuột dừa trắng phau và có một mùi thơm đặc biệt. Lấy chuột ra xé chấm với muối tiêu ớt và rau răm thì không thể chê được. Còn bạn, nếu một lần ghé thăm du lịch Bến Tre, đừng quên thưởng thức món ăn độc đáo, mang đậm hương vị đặc trưng của xứ dừa này nhé! 

Cháo dừa 

Dừa không chỉ để làm mứt, nấu cơm, xôi mà còn được dùng để nấu cháo. Có rất nhiều cách nấu món này, chẳng hạn như sau khi vo một ít gạo, người ta đổ nước vừa đủ rồi nấu để nồi cháo sôi lên cho gạo nở ra Dừa nạo sẵn, đợi cháo sôi là vắt nước cốt đổ vào, nhưng phải để nước nước vắt đầu tiên lại, chờ khi nhắc nồi cháo xuống thì cho vào để cháo thêm ngon, thêm béo. Cháo dừa có thể ăn cùng với đường, nhưng cũng có khi người ta làm cá lóc bỏ thêm vào, làm cho nồi cháo có thêm phần dinh dưỡng. Vị thơm bùi của gạo, vị ngọt của cá hoà với vị béo ngậy của nước cốt dừa tạo nên sự hấp dẫn khó quên.

Du lịch Bến Tre để thưởng thức món ăn dân dã hương quê

Món ăn dân dã khi du lịch Bến Tre

Du lịch Bến Tre, những món ăn dân dã được xem là những món khoái khẩu của du khách khi đặt chân đến vùng đồng bằng sông nước. Dân dã ở đây không đơn thuần với nghĩa nghèo nàn, đơn điệu mà mang ý nghĩa là những món ăn được chế biến, nấu nướng bằng kinh nghiệm dân gian vừa rẻ vừa ngon miệng lại bổ dưỡng đậm đà hương vị dân tộc.

Do có nhiều ruộng, sông rạch, mương ao, cửa sông, bờ biển, có thể nói, Bến Tre là một trong những tỉnh có nguồn dự trữ thực phẩm giàu chất đạm, nhất nhì ở khu vực ĐBSCL với nhiều loại cá, cua, tôm, sò, chạch, lươn, tép đồng, ếch nhái... Vì thế mà hầu hết các quán ăn, nhà hàng ở đây đều khai thác để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau phục vụ khách hàng, không phân biệt đối tượng, trong bữa ăn hàng ngày hay trong dịp lễ lộc, đám tiệc. Những món ăn không cầu kỳ, ít tốn thời gian như canh chua (cá lóc, cá bông lau), cá rô kho tộ, cá lóc nướng trui, cá tai tượng chiên xù... được các điểm du lịch sinh thái tỉnh nhà đưa vào thực đơn phục vụ cho du khách đã để lại dư vị ngọt ngào cho người thưởng thức. "Đó là một trong những nguyên nhân thúc đẩy du khách đến du lịch Bến Tre ngày càng nhiều".

Du lịch Bến Tre, người ta thường nhắc đến món mắm. Mặc dù đây là món ăn lâu đời, nhưng do là món ăn đặc trưng của Nam bộ, nên đến nay, mắm vẫn được xếp vào danh sách những món ăn đặc sản của các nhà hàng lớn, không chỉ riêng Bến Tre mà cả khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, các khu ăn uống nổi tiếng ở thành phố Hồ Chí Minh. Bởi so với những món ăn khác, mắm là món ăn không hề có sự phân cấp nghèo giàu, ai cũng có thể làm được và ăn được. Nếu có chăng là ở chỗ chất lượng và cách pha chế gia vị. Tuy Bến Tre không có nhiều cá đồng như Long An, An Giang, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Cà Mau nhưng không thiếu những loại thủy sản để chế biến nhiều loại mắm: mắm còng Châu Bình , mắm rươi  Bình Đại, mắm ba khía... Hiện nay, địa chỉ mà khách có thể tìm đến để thưởng thức các loại mắm trên không đâu khác hơn là nhà hàng nổi Bến Tre.

Nắm bắt được thị hiếu của khách là một vấn đề quan trọng trong việc thu hút khách đến với nhà hàng của mình. Chính vì thế mà hầu hết các nhà hàng nổi tiếng trong tỉnh đều có cả một "sớ" thực đơn, từ món ăn đồng quê đến món ăn ngoại nhập. Đối với ngành du lịch, ăn uống là một lĩnh vực quan trọng trong việc để lại ấn tượng tốt đẹp với du khách. Người ta có thể quên ngay cảnh sắc mà họ đã đến nhưng không thể quên ngay cái hương vị của những món ăn mang đậm đà bản sắc của một địa phương. Vì thế mà mục tiêu của Công ty cổ phần Du lịch Bến Tre hiện nay không những chỉ quảng bá những điểm du lịch mà còn thường xuyên giới thiệu về những món ăn đặc sản của quê mình, đặc biệt là những món ăn được chế biến từ nguồn nguyên liệu sẵn có trên mảnh đất xanh biếc những cây dừa.

Để thu hút khách các nhà hàng đều không ngừng tìm tòi, học hỏi chế biến những món ăn lạ, vừa mang hương vị quê hương, vừa hợp khẩu vị lại bổ dưỡng. Vì thế mà mỗi nhà hàng hiện nay đều đã tạo cho mình những món ăn "độc quyền" mà khi chỉ nói đến tên nhà hàng, người ta nhớ đến những món ăn như: ốc nướng tẩm nước dừa, lẩu mắm, ốc nướng tiêu , canh chua lươn cơm mẻ , gà nướng đốt lò, gà tiềm trong trái dừa, tôm rang nước dừa, sò hấp nước dừa

Thứ Tư, 4 tháng 6, 2014

Địa điểm du lịch Cồn Ốc - Bến Tre luôn thú vị nhiều du khách

Du lịch Cồn Ốc - Bến Tre khám phá thiên nhiên, miệt vườn

Cồn Ốc còn có tên là Cồn Hưng Phong thuộc xã Hưng Phong, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, cách Thị xã Bến Tre khoảng hơn 10km. Cồn Ốc dài 8,3km, rộng hơn 1km. Trên Cồn có nhiều vườn dừa và vườn cây ăn quả, là địa điểm du lịch thú vị cho những du khách thích khám phá thiên nhiên, du lịch miệt vườn

Đến du lịch Cồn Ốc - Hưng Phong, du khách như được tìm về với sự ngọt ngào của đất, của tình người tha thiết như người con xa quê nay được trở về với quê hương yêu mến. Xứ đảo với biết bao vẻ đẹp dịu dàng, như tấm thảm xanh trải dài xuôi theo dòng sông Hàm Luông thơ mộng. Vì vậy, Cồn Ốc là một trong những địa danh khơi dậy nguồn cảm hứng dạt dào của các văn nghệ sĩ, hình ảnh của những vườn cây xanh trĩu quả với nhiều chủng loại trái cây ngon: Cam, bưởi, xoài,… những dòng sông, hàng dừa, bến phà và những con đom đóm lập lòe trên những nhánh cây bần trong đêm hay đêm trăng trên sông,… cũng đủ làm nên những tác phẩm lãng mạn, đậm nét văn hóa miệt vườn của vùng đồng bằng Nam Bộ. Từng con đường làng nhỏ, những hàng dừa nước đung đưa trong gió, những con rạch nhỏ ngoằn ngèo với hai bên là hàng dừa nước, dòng nước chảy êm đềm như một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Du lịch Cồn Ốc thật sự là một điểm du lịch làng quê sông nước đặc trưng hấp dẫn như có sức hấp dẫn kỳ lạ, níu chân biết bao du khách mọi miền đất nước khi về du lịch Bến Tre xứ dừa. Đến  du lịch cồn Ốc - Hưng Phong đã nhiều lần, nhưng vẫn bị cuốn hút bởi nét đẹp dân dã của một vùng sông nước và những vườn cây ăn trái sai trĩu quả. Mỗi khi có dịp về du lịch Bến Tre, du khách lại về thăm Cồn Ốc như một nỗi nhớ quê hương da diết đến khó tả. Phải chăng, đây cũng là lý do để các nhà nghiên cứu, người làm công tác du lịch chọn nơi đây làm điểm du lịch xanh, là nơi trải nghiệm cuộc sống nông thôn bình dị và yên bình, các lữ hành du lịch nên khảo sát để tạo sản phẩm dịch vụ du lịch riêng cho mình, các nhà đầu tư du lịch sinh thái nên chọn cồn Ốc để đầu tư du lịch sinh thái sông nước miệt vườn trên vùng đất cù lao.
Du lịch Bến Tre, đã để lại trong lòng người dân cồn Ốc - Hưng Phong và Bến Tranh - Phước Long sự cảm mến và tình yêu thương bất tận.

Cồn Ốc với nhiều điều kiện để phát triển du lịch sinh thái cộng đồng, với dự án xây dựng khu du lịch sinh thái được quy hoạch thành các khu vực như: Khu ẩm thực, nghỉ dưỡng, sản xuất thủ công mỹ nghệ và sinh hoạt văn hóa - giải trí. Chắc chắn trong một tương lai không xa thì du lịch Cồn Ốc - Hưng Phong sẽ là điểm đến lý tưởng cho du khách khám phá du lịch sông nước miệt vườn Bến Tre, với những nét đẹp văn hóa truyền thống và cảnh đẹp thiên nhiên đủ để “níu chân” những ai đến đây.

Cồn Ốc - Hưng Phong với vẻ đẹp giản dị, luôn mang trong mình nhiều nét đẹp quyến rũ của một vùng quê sông nước miệt vườn. Đến với cồn Ốc du khách sẽ trải nghiệm du lịch sinh thái miệt vườn với biết bao điều thú vị.

Du lịch Bến Tre ghé thăm vườn trái cây Cái Mơn

Tham Quan Vườn cây ăn trái Cái Mơn- Du lịch Bến Tre


Ðến du lịch vườn trái cây cái mơn mùa nào cũng có các loại trái cây để ăn. Làng nghề Cái Mơn hàng năm còn cung ứng cho thị trường nhiều triệu cây giống các lọai như sầu riêng, măng cụt, xoài cát, nhãn tiêu, bòn bon và các loại cây có múi.theo tỉnh lộ 884 đến chợ Tiên Thủy thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Tại đây có thuyền du lịch cao tốc đón khách và chỉ một giờ đồng hồ rong ruổi sông nước, du khách sẽ đến rạch Cái Mơn, một vùng quê xanh mát bạt ngàn hoa trái.



Trong tên Cái Mơn, từ Cái có nghĩa là con rạch lớn, Mơn là từ nói chệch của từ Mum (tiếng Khmer có nghĩa là mật ong). Theo các tài liệu khảo cứu về văn hóa Nam Bộ của nhà văn Sơn Nam thì ngày xưa, hai bờ con rạch ở xứ Cái Mơn này có rất nhiều ong mật vì đây là vùng đất cây trái sum suê, quanh năm đều có hoa nở. Và cái tên Cái Mơn bắt nguồn từ đó.

Có một điều kỳ thú của thiên nhiên là trong khi mọi dòng sông, kênh, rạch đều chảy một hướng thì dòng chảy của rạch Cái Mơn lại đổ từ hai đầu lại. Chỗ giáp của 2 dòng nước được người dân địa phương gọi với một cái tên đầy tính huyền bí là rốn Rồng. Đoạn này con rạch phình ra, nước lặng hình thành nên một chợ nổi cây kiểng nhộn nhịp, thuộc một trong những khu chợ nổi đẹp nhất ở vùng sông nước Cửu Long. Vào lúc sáng sớm, người dân miệt vườn từ hai đầu sông Cổ Chiên và Hàm Luông dong xuồng đi chợ. Đến cuối ngày, lúc dòng Cái Mơn chia đôi ngả chảy ngược về hai đầu cũng là thời điểm dong xuồng ghe về hai đầu dòng nước kết thúc một ngày làm việc.


Du lịch  Cái Mơn có rất nhiều điểm nghỉ ngơi, giải trí theo mô hình du lịch nhà vườn. Du khách có thể tham quan các khu vực trồng, ươm giống và chế tác cây cảnh. Làng hoa kiểng Cái Mơn có hàng ngàn hộ trồng các loại hoa truyền thống như: vạn thọ, hoa giấy, cúc đại đóa, cúc mâm xôi, thược dược, cẩm chướng... Đặc biệt, Cái Mơn còn là nơi lưu giữ được hàng chục giống hoa hồng: hồng nhung đỏ thắm, mượt mà; hồng lay-ơn màu tím sen; hồng Elizabeth phơn phớt; hồng Korokit màu gạch tôm, rồi hồng vàng, hồng đỏ, hồng cam, hồng phấn... Ngoài ra, du khách có thể tìm thấy ở đây các loại cây kiểng quý hiếm, có tuổi thọ hàng trăm năm. Có những loại cây rất thân quen như: sung, si, khế, bùm sụm, cau, mai... Có những loại cây mang trên mình cái tên khá "kêu" như: đinh lăng tía, tiểu huyết dụ, ngũ gia bì... Tất cả đều được những bàn tay khéo léo với tâm hồn nghệ sĩ của các nghệ nhân biến thành những cây kiểng quý, có hình dáng đẹp, lạ, giá trị cao. Ngoài kiểng cổ, các nghệ nhân ở đây còn tập trung trồng các loại kiểng lá như: hồng lộc, kim phát tài, dạ lan thanh, trúc bách hợp, kiểng tắc, các loại mai vàng và đặc biệt là kiểng thú hình con hươu, nai, rồng, phượng... rất đẹp mắt.

Dạo bước dọc các trục đường quanh co uốn lượn qua những khu vườn xanh mát đậm chất nghệ thuật, du khách sẽ thấy tựa như đang lạc vào những khu vườn thượng uyển. Sau khi du lịch tham quan "vương quốc cây cảnh", du khách hãy ghé vào những vườn cây Cái Mơn trĩu quả, tự mình hái và thưởng thức những trái chín thơm ngon như bòn bon, măng cụt, sầu riêng hạt lép.... Chiều về, du khách có thể đứng trên những cây cầu khỉ cong vút ngắm hoàng hôn đỏ lựng phía tây rạch Cái Mơn, đến các quán ăn lợp lá dừa nằm dọc đôi bờ con rạch hoặc ẩn mình giữa vườn cây cảnh đẹp như tranh để nhâm nhi các món ăn đặc sản Bến Tre, thả hồn du dương nghe thiếu nữ Cái Mơn duyên dáng trong tà áo bà ba đờn ca tài tử.

Cái Mơn cũng là nơi có nhiều nghệ nhân, nhân giống triết cành tạo nên các loại cây cảnh và hình bó nai hình con hươu, nai, rồng, phượng... rất đẹp mắt. Sản phẩm được bán nhiều ở Thủ Ðức, Biên Hòa ...và xuất sang các nước khu vực ĐÔNG NAM Á.

Du lịch sân chim Vàm Hồ Bến Tre hãy khám phá kì thú

Hãy chọn sân chim Vàm Hồ làm điểm du lịch


Vàm Hồ là sân chim lớn nhất tỉnh Bến Tre với khoảng 500.000 con chim các loại. Mặc dù chỉ rộng hơn 43ha với 6 chòi canh lửa, nhưng nếu có thời gian ở lại nơi này, bạn sẽ thấy vẻ đẹp của rừng biến đổi theo từng thời khắc; thấy đám chồn, sóc, kỳ đà líu ríu và coi chừng, có cả rắn hổ mang trườn qua những đường mòn nhỏ. Với tất cả những điều kỳ thú đó, Vàm Hồ đang trở thành địa chỉ du lịch hấp dẫn ở xứ dừa.
Thảm thực vật ở Vàm Hồ là sự kết hợp giữa rừng ngập nước và rừng nhiệt đới. Cách đây khoảng 4 năm, để bảo vệ an toàn sân chim Vàm Hồ, tỉnh Bến Tre đã ngừng khai thác các dịch vụ du lịch. Ông Thắng cho biết, một dự án làm hàng rào bảo vệ rừng, nạo vét kênh mương và các hạng mục khác đang được tiến hành triển khai. “Giữ lại một mảnh rừng, chắc chắn cũng là việc nên làm của chúng ta dành cho thế hệ mai sau”.
Tới thăm du lịch sân chim Vàm Hồ, du khách được đi dạo đường rừng, bơi xuồng len lỏi trong rừng ngập mặn, tham quan khu căn cứ kháng chiến, đi qua những chiếc cầu tre lắt lẻo, ngả lưng trên chiếc võng đung đưa dưới tán lá rừng, hít thở không khí trong lành của dòng sông Ba Lai.

Ðến du lịch vườn chim Vàm Hồ, ngoài phương tiện đường bộ, du khách có thể dùng đường thủy với đủ loại ghe thuyền đi lại. Du khách sẽ được Công ty du lịch Bến Tre đón từ bờ sông Tiền rồi đưa về Bến Tre. Du khách sảng khoái ngắm nhìn thỏa thuê những vườn dừa, vườn cau trên nền trời xanh, xuôi thuyền theo sông Ba Lai, hai bên bờ được phủ kín những cây dừa nước, còn trên đất liền được phủ một màu xanh bạt ngàn của các vườn cây trái. Không gian giàu mầu sắc, âm thanh ríu rít của chim chóc, cùng với hương vị mặn mà của biển sẽ làm cho du khách quên đi cuộc sống tất bật hằng ngày. Khi mặt trời đã lặn, màn đêm bắt đầu buông xuống, là giờ phút hối hả của hàng nghìn con chim từ các nơi bay về tìm tổ ấm, che rợp hết cả khu rừng.

Sau khi ngắm thiên nhiên đầy chim muông thú vị, khách có thể dừng chân tại nhà hàng trong vườn chim, thưởng thức các món ăn ngon được chế biến từ hải sản như tôm, cua, rùa, cá, rắn...


Vườn chim Vàm Hồ là một tài sản mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng cho Bến Tre. Ðến du lịch vườn chim Vàm Hồ, du khách sẽ tận hưởng được không khí trong lành, cũng như được khám phá nhiều điều thú vị của rừng ngập mặn, được dịp tìm hiểu đời sống của các muông thú, đồng thời du khách còn tìm thấy ở đây vùng sinh thái nông nghiệp đặc trưng nền văn minh lúa nước nơi có lắm sông rạch, miệt vườn.

Kinh nghiệm du lịch Cồn Quy Bến Tre

Du lịch Cồn Quy - Bến Tre địa điểm Việt


Du lịch Cồn Quy ở Bến Tre là một trong bốn cồn nằm trên sông Mỹ Tho  được đặt theo quan niệm tứ linh mang điềm an lành hạnh phúc là: Long, Lân, Quy, Phụng. Cồn có lịch sử hình thành trên trăm năm. Trước đây, cồn chỉ là mỏm đất hoang vu, cây cối rậm rạp, và không có người ở. Đến năm 1950, người ta mới bắt đầu khai phá vùng này. Phía đầu cồn hướng thượng lưu có miếu Bà Chúa Xứ do tiền nhân hồi khai hoang lập đất đã dựng nên.

Ban đầu, cồn Quy chỉ có diện tích khoảng 60 – 70 ha, đến nay do bồi đắp tự nhiên, diện tích cồn đã lên đến 170 ha. Hàng năm, nhờ phù sa bồi đắp nên Cồn Quy ngày càng được mở rộng, ngày càng có nhiều hộ dân đến đây sinh sống và khai thác đất trồng hoa màu và các loại cây ăn trái có tiếng như: nhãn (nhiều và nổi tiếng nhất), sapôchê, bưởi, mận, xoài, mít tố nữ, v.v…Năm 1990, toàn bộ đất vườn cồn Quy đã xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đê bao khép kín, nhờ vậy mỗi năm đến mùa lũ, các vườn cây không còn bị ngập nước, khiến cây chết và thất mùa.

Du khách quốc tế thích khám phá du lịch cồn Quy, vì nơi đây có nhiều điều hấp dẫn, trải nghiệm cuộc sống nông thôn yên bình, không ồn ào như ở thành thị, có sông nước, vườn trái cây và người dân thì chất phác, thật thà. 

Đến du lịch Cồn Quy, du khách sẽ tận hưởng một không gian sông nước hữu tình, thơ mộng và ấm áp. Du thuyền trên sông, đến các điểm du lịch trên cồn như: Hồng Vân, Cồn Quy, Tân Cồn Quy,… cùng thưởng thức trái cây tại vườn, uống tách trà mật ong thơm lừng và thưởng thức đờn ca tài tử Nam Bộ, một loại hình nghệ thuật dân gian đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. 
Muốn đến du lịch cồn Quy, du khách phải đi tàu du lịch xuôi theo sông Tiền khoảng 30 phút là đến. Cồn Quy quyến rũ du khách bởi vẻ đẹp nguyên sơ vùng sông nước Nam Bộ, thiên nhiên trong lành, khí hậu ôn hòa và mát mẻ. Đến cồn Quy, du khách sẽ bắt gặp hình ảnh bạt ngàn những vườn nhãn, rồi có những vườn cam, vườn bưởi, vườn sa-pô-chê,… Sau những cơn mưa đầu mùa, cồn Quy lại càng đẹp hơn, cây cối xanh tốt hơn. Người ta cảm nhận được sự dịu mát và sức sống mãnh liệt trên cồn.

Thứ Ba, 3 tháng 6, 2014

Du lịch Bến Tre ghé thăm Cồn Phụng

Du lịch Bến Tre - Cồn Phụng một trong những địa điểm hấp dẫn

Khu du lịch sinh thái Cồn Phụng nằm trên một cù lao thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre đang là một trong những điểm đến hấp dẫn về du lịch sinh thái đối với du khách trong nước và quốc tế mỗi khi có dịp về thăm quê hương Đồng Khởi.
Một điểm mà du khách đến du lịch Bến Tre không thể bỏ qua là tham quan khu di tích Đạo Dừa trên diện tích khoảng 1.500m². Hiện di tích này được bảo tồn nguyên kiến trúc được xây dựng từ thời giáo chủ Đạo Dừa - Nguyễn Thành Nam (1909-1990) với khu sân có 9 con rồng; tháp Hòa Bình (cửu trùng đài), nơi ông Đạo Dừa ngồi giảng kinh pháp và truyền bá đạo giáo. Tòa tháp có kiến trúc huyền bí bằng những mảng đắp chạm rồng, phượng được gắn bằng những mảnh vỡ của bát đĩa, ấm chén và một đỉnh lớn cao chót vót. Trong nhà trưng bày của ông Đạo Dừa còn ghi lại những bức ảnh của ông lúc sinh thời, đến khi ông qua đời...

Nhìn từ xa, ốc đảo Cồn Phụng nhô cao giữa con sông Tiền hiền hòa, điều này mang lại một cảm giác thú vị cho du khách những lúc ngồi trên ghe xuồng thưởng ngoạn cảnh sông nước của miền Tây. Du lịch Cồn Phụng còn cuốn hút du khách bởi những nét sinh hoạt đời thường của người dân nơi đây gắn liền với các nghề thủ công được chế tác từ dừa. Du khách có thể đi thăm các cơ sở sản xuất kẹo dừa, sản xuất đồ lưu niệm từ cây, vỏ trái dừa...


Cồn Phụng như một làng quê miền Tây thu nhỏ của Đồng bằng sông Cửu Long. Du khách có thể khám phá và trải nghiệm nhiều nét độc đáo về văn hoá, tập tục trong đời sống dân dã của người dân xứ dừa Bến Tre. Đất đai ở đây phù sa màu mỡ, cây trái xum xuê. Nhiều gia đình vẫn giữ nếp sống chủ yếu bằng nghề nuôi ong lấy mật từ hoa nhãn và một số loài hoa khác. Ngồi trên xe ngựa thăm vườn cây ăn trái, dừng chân ngồi nghỉ dưới ngôi nhà lợp lá dừa để uống trà với mật ong và quất, thưởng thức các món ăn trái cây miền nhiệt đới. Ngoài ra, du khách còn được thưởng thức một đặc sản văn hóa nổi tiếng của người miền Tây, đó là đờn ca tài tử.

Đến du lịch Cồn Phụng, sau bữa cơm trưa với những món ăn dân dã mang đậm phong vị ẩm thực vùng sông nước Nam bộ, du khách sẽ được ngả lưng trên những chiếc võng êm ái nhẹ đưa dưới bóng mát của những khu vườn nhãn.

Hiện nay, khu du lịch sinh thái Cồn Phụng đang được đầu tư nâng cấp hệ thống các nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí, vườn thú hoang dã, làng nghề truyền thống, trùng tu quần thể kiến trúc Đạo Dừa… để nâng cao chất lượng dịch vụ và thu hút du khách. Nhờ đó, mỗi năm, Cồn Phụng thu hút hàng chục ngàn lượt khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan.

Các địa điểm tham quan du lịch Bến Tre

Du lịch Bến Tre mang niềm vui đến mọi người


Du lịch Bến Tre có nhiều sông rạch, có diện tích vườn dừa lớn nhất Việt Nam và nhiều vườn cây ăn trái trải đều khắp các huyện, thị trong tỉnh, trong đó tập trung nhiều nhất ở 2 huyện Chợ Lách và Châu Thành. Bến Tre có đủ điều kiện thuận lợi để phát triển "du lịch xanh", hay du lịch sinh thái, vì còn giữ được nét hoang sơ của miệt vườn, giữ được môi trường sinh thái trong lành của màu xanh ở vườn dừa và vườn cây ăn trái rộng lớn. Thích hợp với dã ngoại du khảo. Không những thế, Bến Tre còn có nhiều di tích lịch sử, văn hóa và điểm du lịch tham quan. Nhiều tours ngắn ngày (trong ngày hay 2 ngày 1 đêm) được thực hiện trong tỉnh. Dưới đây xin giới thiệu một số điểm tham quan chính của du lịch Bến Tre để du khách tham khảo.

Cồn Phụng

Cồn Phụng, quê hương Đạo Dừa Nguyễn Thành Nam, có nhiều đặc điểm kỳ thú về kiến trúc và một số di tích về các hoạt động của ông Đạo Dừa lúc sinh thời. Toàn bộ diện tích Cồn Phụng rộng 28ha, nổi giữa sông Tiền, thuộc địa bàn xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.

Cồn Quy

Cồn Quy, rộng 65ha, ở huyện Châu Thành. Có nhiều trái cây ngon và tôm cá. Tại các điểm tham quan du lịch trên cồn này ngoài việc thưởng thức cây trái ngon, thăm thắng cảnh, du khách còn được thưởng thức món “đờn ca tài tử” mang đậm bản sắc vùng sông nước Nam bộ, thật nên thơ và hấp dẫn.

Cồn Ốc

 Cồn Ốc, một nơi tham quan du lịch sinh thái hấp dẫn ở xã Hưng Phong, huyện Giồng Trôm. Nơi đây, du khách có thể tận hưởng phong cảnh mát mẻ của miền sông nước, được thưởng thức các món ăn dân dã đặc sắc của Bến Tre và tìm hiểu về cuộc sống, nếp sinh hoạt của người dân địa phương.

Sân chim Vàm Hồ

Sân chim Vàm Hồ, nơi hội tụ sinh sống của nhiều loài chim, cò, vạc ở huyện Ba Tri. Đến Vàm Hồ vào đúng thời điểm các loài chim “giao ca” đi kiếm mồi, du khách sẽ được sống trong cảnh tượng thiên nhiên kỳ thú, tưởng chừng mình đang đứng ở sân chim Bạc Liêu nổi tiếng của rừng U Minh Hạ.

Vườn cây ăn trái Cái Mơn

Vườn cây ăn trái Cái Mơn ở huyện Chợ Lách và vùng Tiên Long, Tân Phú của huyện Châu Thành. Khách có thể vừa tận hưởng thú vui khám phá trong vườn cây trái, vừa thưởng thức các loại trái cây tươi do chính tay mình hái xuống và ăn ngay tại chỗ. Chủ vườn “bao bụng” hoặc cân tính tiền theo kg. Đặc biệt, gần đây, khi mô hình dã ngoại du lịch vườn sinh thái được nhiều người quan tâm, các nhà vườn Chợ Lách, Tân Phú còn phục vụ thêm các món ăn đặc sản miền quê Bến Tre, như cháo gà thả vườn (gà ta ngon tuyệt), cháo hến, bánh xèo ốc gạo Cồn Phú Đa (Chợ Lách), …. Đây chính là điều mà khách phương xa không thể nào bỏ qua được.

Khu lăng mộ và nhà lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu

 Khu lăng mộ và nhà lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ yêu nước, tác giả truyện thơ Lục Vân Tiên. Khu lăng mộ và nhà lưu niệm nhà thơ Đồ Chiểu ở xã An Đức, huyện Ba Tri. Ngày 1-7 hàng năm, lễ hội truyền thống văn hoá của Bến Tre đều được tổ chức tại khu lăng mộ và nhà lưu niệm của nhà thơ.

Khu lăng mộ Phan Thanh Giản

Khu lăng mộ Phan Thanh Giản, tiến sĩ đầu tiên ở Nam Kỳ. Ông đã tựvẫn sau khi 3 tỉnh miền Tây dưới sự cai quản của ông bị rơi vào tay giặc Pháp. Khu mộ tưởng niệm ông hiện đặt tại xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, quê nhà của ông.

 Nhà nho, nhà giáo lớn của thế kỷ 18 Võ Trường Toản. Học trò ông cónhững người về sau trở thành những học giả nổi tiếng thế kỷ 19 như Trịnh Hoài Đức, Lê Bá Phẩm, … Ông qua đời ngày 27-7-1792 và được chôn cấtở Gia Định. Khi 3 tỉnh miền Đông Nam bộ rơi vào tay thực dân Pháp, Phan Thanh Giản, Nguyễn Thông, Phạm Hữu Chánh và một số sĩ phu khác đã bốc hài cốt ông di dời về chôn tại làng Bảo Thạnh. Ngày nay, khu lăng mộ ông được bảo quản tại xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, Bến Tre.

 Trương Vĩnh Ký, nhà ngôn ngữ học nổi tiếng của Việt Nam vào thế kỷ 19, được sử gia Jean Bouchot (người Pháp) gọi là “một nhà bác học duy nhất ở Đông Dương”. Di tích và nhà lưu niệm của ông hiện nay ở vùng Cái Mơn, xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách.

Khu tưởng niệm và đền thờ nữ tướng Nguyễn Thị Định 

 Khu tưởng niệm và đền thờ nữ tướng Nguyễn Thị Định đặt tại xã Lương Hoà, huyện Giồng Trôm, cách trung tâm thị xã Bến Tre khoảng 20 km. Đây là nơi giáo dục truyền thống yêu nước cách mạng sâu sắc và hiệu quả nhất của tỉnh Bến Tre.

Chủ Nhật, 1 tháng 6, 2014

Vườn cò Bằng Lăng điểm hấp dẫn cho du khách khi du lịch Cần Thơ

Du lịch vườn cò Bằng Lăng địa điểm lý thú 


Du khách đến du lịch Cần Thơ, Thốt Nốt một huyện giàu tiềm năng kinh tế của tỉnh Cần Thơ, không chỉ để ngắm những cánh đồng lúa chín vàng bạt ngàn hay cù lao Tân Lộc đầy ắp các vườn cây trĩu quả, nằm chơ vơ giữa dòng Hậu Giang. Du lịch Cần Thơ hớp hồn du khách còn bởi một thắng cảnh. Ðó là vườn cò Bằng Lăng của ông Nguyễn Ngọc Thuyền, ngụ tại ấp Thới An 

Dọc theo hai bờ kênh này, loài cây bằng lăng phát triển rất mạnh. Về mùa xuân, hoa Bằng Lăng nở rộ soi tím cả đáy nước. Sau này, khi mở đường vượt sông, tên cầu Bằng Lăng cũng được đặt theo tên dòng kênh đó. Riêng tôi, để cho ấn tượng và tiếp nối truyền thống của người xưa nên cũng đặt luôn cái tên vườn cò là Bằng Lăng".

Ðiều kỳ lạ là cò chỉ thích quanh quẩn trong "ngôi nhà xanh" mà ông đã cố công vun đắp cho chúng, chứ tuyệt nhiên không "xâm phạm" sang các khu vườn kế cận khác, mặc dù điều kiện sống cũng giống nhau. Vào mỗi buổi chiều, nếu đứng trên chòi cao quan sát từng đàn cò trắng chập chờn đáp về nơi cư trú thì du khách sẽ có cảm giác như màu trắng của cò lấn át cả màu xanh của lá. Ðến du lịch vườn cò Bằng Lăng-Thốt Nốt trong buổi bình minh hay buổi chiều tà im ắng, tai nghe "bản nhạc cò" đồng quê thì chắc chắn du khách không khỏi ngất ngây, xao xuyến trước bức tranh thiên nhiên thanh bình, tuyệt đẹp mà tạo hóa đã ban tặng cho người dân vốn hiền hòa, mộc mạc và hiếu khách nơi đây. Riêng tôi đến lúc chia tay ra về, sao lòng vẫn tràn đầy cảm giác lâng lâng, tiếc nuối.

Trong vườn hiện còn có một số loại cò có kích thước lớn hơn: còng cọc đen tuyền chân vịt, bạc má cũng mầu đen nhưng lớn hơn, còng cọc chân cao mỏ dài. Những loài cò lớn những năm gần đây bắt đầu xuất hiện và nhập chung bầy đàn như: vạc lông rằn, diệc móc, diệc lửa... có con nặng tới ba kg. Đặc biệt, một loài chim thuộc hàng quý hiếm đang bị săn lùng ráo riết để làm thuốc - bìm bịp cũng hiện diện thường xuyên tại vườn với hai loài: bìm bịp bà và bìm bịp cóc. 6-7h sáng từng đàn cò rời khỏi những ngọn cây bay trắng cả một vùng tỏa đi khắp nơi và đến chiều khoảng 17-18h chúng lại bay về tổ làm xáo động cả khu vườn.

Sau khi tham quan du lịch vườn cò, nhìn ngắm thoả thích đến phần ầm thực cũng hấp dẫn không kém, nào là cò xào lăn, cò nấu cháo, cò rô ti, trứng cò luộc... thịt cò có thể chế biến được 8 - 9 món, giá trung bình mỗi món thấp nhất 80.000 đ cho 4 người ăn no nê, ngồi trong những dãy chòi lá đơn sơ được bao quanh những bụi tre già, khung cảnh thật hoang sơ, huyền diệu, trữ tình. Quả là một đểm tham quan đầy thú vị và đậm nét miệt vườn.

Du lịch bến Ninh Kiều để hòa mình với dòng sông nước

Bến Ninh Kiều địa điểm  hấp dẫn nhiều  khách du lịch


Đã từ lâu, những con người Cần Thơ luôn tự hào và kiêu hãnh mỗi khi nhắc đến Ninh Kiều - nơi bờ sông nhìn ra dòng Hậu Giang hiền hòa, thơ mộng.

Bến Ninh Kiều hấp dẫn du khách bởi phong cảnh sông nước hữu tình và vị trí thuận lợi nhìn ra dòng Hậu Giang hiền hòa. Điều hấp dẫn  khách du lịch của bến là nhà thủy tạ trên sông. Nhà thủy tạ là một con tàu nổi bồng bềnh nối bờ bằng một đoạn cầu, hai bên cầu có lan can, khách có thể dừng chân đứng hóng gió. Nhà nổi này chính là nhà hàng ăn uống có hai tầng với hàng trăm chỗ ngồi. Khách tới nhà nổi, gọi ly nước ngọt, hoặc một xị rượu nếp than nhắm với món lẩu lươn đặc sản địa phương. Vừa ăn uống, vừa ngắm cảnh sông Hậu. Trên sông đủ loại thuyền ngược thuyền xuôi tấp nập. Bến còn có công viên với nhiều loại cây quý, xanh mướt, là nơi vui chơi và sinh hoạt của người dân.

Ngược dòng thời gian, Bến Ninh Kiều xưa được khai sinh là một bến sông ở đầu chợ Cần Thơ. Ninh Kiều ngày ấy tấp nập thuyền bè qua lại giao thương, hàng cây dương chắn gió ven bờ đã trở thành tên gọi của bến sông. Việc giao thương mỗi ngày thêm phồn thịnh, bến Hàng Dương do đó cũng được mở rộng và sửa sang, rồi dần dần trở thành thắng cảnh du lịch của đất Tây Đô.


Đứng trên bến Ninh Kiều mắt ta nhìn sang Xóm Chài và hướng Cồn Ấu ở đầu vàm sẽ thấy một dải cù lao mập mờ cây lá, tạo cho ta niềm rung cảm dạt dào. Ngược lại nếu đứng từ bên kia Xóm Chài nhìn sang sẽ thấy toàn cảnh Ninh Kiều và phố sá rực rỡ ánh đèn soi bóng xuống mặt nước phù sa lấp lánh như rắc ánh vàng thật lung linh tuyệt đẹp giữa trời nước bao la, không khí trong lành nhờ cơn gió từ dòng Hậu Giang đưa vào. tiên, thần mặt trời và thần mặt trăng. Đây là một trong những cổ tự nổi tiếng của Tiền Giang đồng thời cũng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Đến du lịch bến Ninh Kiều, du khách còn có thể tham quan các nhà hàng thuỷ tạ, chợ nổi trên sông, vừa thưởng thức các món ăn đặc sản, vừa ngắm dòng sông Hậu hiền hòa, thơ mộng.

Vườn du lịch Mỹ Khánh một trong những vườn nổi tiếng ở Cần Thơ

Du lịch vườn Mỹ Khánh sự lựa chọn của bạn khi du lịch Cần Thơ


Vườn du lịch Mỹ Khánh – một trong những vườn du lịch nổi tiếng ở Cần Thơ nói riêng và ở vùng miệt vườn Nam Bộ nói chung. Nằm trên lộ Vòng cung của ấp Mỹ Ái, đồng thời sát bên sông Cần Thơ, bởi vậy để đến vườn Mỹ Khánh, du khách có 2 lựa chọn đó là đi xe theo đường bộ và xuôi thuyền theo đường sông.
Từ trung tâm thành phố Cần Thơ, du khách theo quốc lộ 1 về hướng Sóc Trăng, đến cầu Cái Răng, rẽ vào hướng lộ Vòng Cung là đến vườn du lịch Mỹ Khánh bên bờ sông Cần Thơ; hoặc du khách cũng có thể đến Mỹ Khánh bằng tàu du lịch tại Bến Ninh Kiều.

Vườn Mỹ Khánh rộng trên 4 ha nằm giữa hai chợ nổi Cái Răng và Phong Ðiền với hơn 20 loại cây trái, hoa kiểng và nhiều loại động vật như chim, rùa, rắn, cua, tôm…

Bước vào không gian của vườn Mỹ Khánh cảm nhận đầu tiên đến với du khách sẽ là sự ấm cúng và thanh bình của không gian nơi đây. Giữa ngập tràn màu xanh tươi non của cây cối, dường như nhịp bước thời gian đang chậm lại đưa ta đến với những cảm xúc thật mới mẻ và thư thái.

Du khách đi dạo trong vườn cây hít thở không khí trong lành và nếm các loại trái chín trên cây, thưởng thức các món ăn đặc sản miệt vườn. Du khách có thể nghỉ lại qua đêm trong những ngôi nhà rông xinh xắn xây dựng rãi rác dưới các tán cây và thưởng thức chương trình văn nghệ hàng đêm rất độc đáo đậm chất thôn dã.

Nơi đây có nhiều hoạt động như: trò chơi dân gian đua lợn, câu cá sấu, tham quan vườn cây ăn trái … trong đó điểm nhấn đặc biệt phải kể đến hoạt động “1 ngày làm ông hội đồng”. Trong 2 ngày 1 đêm du khách sẽ lần lượt được trải nghiệm cảm giác của một điền chủ đất nam bộ thông qua các hoạt động như: ông hội đồng đón khách, bữa cơm của ông hội đồng, ông hội đồng đi thăm ruộng vườn…
Với những dịch vụ phong phú và một thái độ phục vụ chu đáo, đến nay vườn Mỹ Khánh đã trở thành một điểm đến không chỉ có sức hút với các du khách du lịch của nước ngoài mà ngay cả với những du khách trong nước vốn đã quen với cảnh sông nước.

Du lịch Cần Thơ ghé thăm chợ nổi Cái Răng

Chợ nổi Cái Răng luôn được sự hấp dẫn của khách du lịch 


Ðến du lịch  Cần Thơ mà chưa đi chợ nổi Cái Răng, thì kể như chưa biết về đất Tây Ðô này". Cái Răng là một trong những chợ trên sông nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ. 

Chợ chuyên mua bán các loại trái cây, nông sản của vùng. Sáng sáng, hàng trăm chếc thuyền lớn bé đậu san sát. Bán sản vật gì người ta treo sản vật đó lên cây sào  trên mũi thuyền. Vậy là không cần phải rao hàng như các chợ trên đất liền. Do nhu cầu của người đi chợ nên không chỉ có các xuồng trái cây, nông sản phẩm mà còn có nhiều loại dịch vụ khác: phở, hủ tiếu, cà phê, quán nhậu nổi... Các xuồng dịch vụ len lỏi rất thiện nghệ áp mạn phục vụ khách đi chợ tận tình và chu đáo, ngay cả khi sóng rập rình. Sự độc đáo của chợ nổi đã để lại nhiều ấn tượng cho khách du lịch trong và nước ngoài, họ quay phim chụp ảnh liên tục, đôi khi thích thú reo lên "ô", "a" một cách tự nhiên, thú vị.
Chợ Cái Răng thường họp khá sớm, thường từ lúc mờ sáng và đến khoảng 8, 9 giờ thì vãn. Những ghe bầu lớn thường chuyên thu mua trái cây để chở đi các nơi, kể cả sang Cam-pu-chia và Trung Quốc. Lại cũng có những ghe bầu chở các mặt hàng khác cung cấp cho bà con miệt vườn: xăng dầu, muối mắm, thuốc tây, bánh kẹo, nhu yếu phẩm...

Trên miền sông nước của 12 tỉnh miền Tây Nam Bộ, cái xuồng là phương tiện đi lại chủ yếu của mỗi gia đình, giống như chiếc xe đạp, xe máy của người dân ở các thành phố. Phần lớn các xuồng đều gắn máy "đuôi tôm", thỉnh thoảng mới gặp những xuồng trèo tay và thậm chí cả những xuồng trèo bằng... chân một cách điệu nghệ. Chợ nổi Cái Răng là điểm đến hấp dẫn của mọi du khách.

Chợ nổi Cái Răng là một trong những điểm tham quan du lịch đặc sắc nhất ở Cần Thơ, là một nét văn hóa đặc sắc ở vùng đồng bằng sông nước Cửu Long, thu hút rất nhiều du khách, đặc biệt là khách nước ngoài.

Không chỉ tận hưởng cảm giác bồng bềnh trên sông Hậu, hít thở những làn gió mát rượi, tinh tươm vào buổi sớm mai, chút phù sa châu thổ rẽ mũi tàu, bạn còn được lắng nghe tiếng máy nổ, tiếng mái chèo khua nước, sóng vỗ mạn thuyền, tiếng gọi chào, nói cười rộn rã của khách đi chợ xen lẫn tiếng í ới ngã giá bán mua... xé toạc không gian yên tĩnh của cả khúc sông.

Đi du lịch chợ nổi Cái Răng thích nhất là bắt gặp cảnh thương hồ giao hàng: người bán đứng trên ghe lớn giao từng túi, giỏ hàng... cho thuyền nhỏ. Kẻ chuyền, người nhận nhịp nhàng, điệu nghệ trông thật tuyệt. Bạn sẽ thích thú khi được hòa mình vào thế giới thu nhỏ giữa mênh mông trời, nước; ấm lòng với những nụ cười hiền hậu, thân thương