Chủ Nhật, 8 tháng 6, 2014

Du lịch Tây Nguyên để biết nét đẹp văn hóa cồng chiêng

Cồng chiêng Tây Nguyên được nhiều khách du lịch biết đến

Tây Nguyên là vùng đất nổi danh với những pho sử thi anh hùng. Hiện, vùng đất này hấp dẫn khách du lịch không chỉ bằng âm thanh cồng chiêng, ché rượu cần bên bếp lửa mà còn bởi những nét văn hóa đặc sắc trong đời sống, sinh hoạt. 

Tây Nguyên là vùng cao nguyên gồm năm tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng. Đến du lịchTây Nguyên, du khách không những được "chiêm ngưỡng" vẻ đẹp kỳ vĩ của núi, thác nước, nhà mồ.. mà còn được hòa mình vào cuộc sống thường nhật giản dị của bà con nơi đây.

Trong sinh hoạt hàng ngày của đồng bào Tây Nguyên, ngọn lửa trong bếp chính của ngôi nhà dài không bao giờ tắt. Ban đêm, sau bữa tối, các gia đình quây quần bên bếp lửa cùng dệt thổ cẩm, làm đàn tranh, chuông gió và thổi khèn, hát đối giữa bố mẹ và con cái. Sáng ra, ngọn lửa theo đồng bào lên rẫy. Trước khi tra hạt giống, trên nương bao giờ cũng có một ngọn lửa được nhóm lên như một dấu hiệu cầu mùa của chủ nhân trước các vị thần rừng, núi, sông. Chiều xuống, trước khi rời khỏi nương rẫy, ngọn lửa được vùi lại trong túm tro đặt lên một hòn đá để không bùng lên gây cháy. Đây cũng là dấu hiệu để báo cho người khác biết nơi ngự trị của thần lửa. Vào lúc làng có lễ, hội, ngọn lửa lại được đốt lên ở vị trí trung tâm để mọi người cùng nhìn thấy và mang lễ vật đến chung vui cộng đồng.

Chương trình du lịch “Hương sắc Ban Mê” sẽ đưa quý khách du lịch Tây Nguyên, chùa Khải Đoan, thác Dray Sáp – thác Dray Nur ( thác đẹp nhất trên sông Serepok)… Quý khách sẽ được nghe về truyền thuyết săn voi của huyền thoại săn voi, thưởng thức những món ăn đặc sản Tây Nguyên, giao lưu tham gia vào những điệu múa trong tiếng Cồng Chiêng.
Khai thác tiềm năng kinh tế của kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể này nhưng không phá vỡ hay làm tăng thêm nguy cơ mai một của Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Là một sáng tạo mang tầm kiệt tác của nhân loại, Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên có khả năng hấp dẫn, thu hút khách du lịch. Đây cũng là cơ hội tốt để tuyên truyền, quảng bá về giá trị của di sản: Tạo ra các tour du lịch, đưa khách du lịch Tây Nguyên đến xem, nghe trình diễn cồng chiêng tại cộng đồng, in ấn, xuất bản những sản phẩm như sách, băng đĩa, tờ rơi... để khai thác tiềm năng kinh tế của di sản, phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bảo vệ sự bền vững của kiệt tác này cũng là yêu cầu đặt ra và là cam kết của chúng ta với cộng đồng thế giới.
Những nỗ lực đưa Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên là Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại đã được đền bù xứng đáng.

Hầu hết các nghệ nhân đánh cồng chiêng ở Tây Nguyên là nam giới, kể cả hai tộc người Êđê, Giarai đang duy trì chế độ mẫu hệ hoặc người Bana, Xơđăng đang duy trì cả chế độ mẫu hệ lẫn chế độ phụ hệ. Riêng ở ngành Bih tộc người Êđê, chỉ nữ giới mới được đánh cồng, ở người Mạ thì cả hai giới đều được đánh chiêng nhưng thường chia làm 2 dàn: Dàn chiêng nam, dàn chiêng nữ. Ngày nay, đã có dàn chiêng hỗn hợp các nghệ nhân cả nam lẫn nữ. Việc nữ giới đánh chiêng cho thấy vị trí xã hội và vai trò quan trọng của họ trong tâm thức các tộc người này.

Ngoài ra, ở nhiều tộc người như Churu, Xơđăng, Mnông và đặc biệt tộc người Giarai, Bana, phụ nữ (nhất là các cô gái trẻ) làm thành một dàn múa đồng hành với bản nhạc chiêng. Điều đáng nói là các điệu múa này được coi là thành tố không thể thiếu của việc diễn tấu các bài cồng chiêng (không được dùng bên ngoài diễn tấu cồng chiêng hoặc trình diễn giải trí). Nói cách khác, sinh hoạt văn hoá cồng chiêng của các dân tộc ở Tây Nguyên là sinh hoạt cộng đồng, cuốn hút tất cả các thành viên tham gia. Đây là bằng chứng chứng tỏ lịch sử lâu đời của cồng chiêng và sinh hoạt văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên.

Cồng chiêng là một nhạc cụ nghi lễ, các bài nhạc cồng chiêng trước hết là sự đáp ứng cho yêu cầu của mỗi lễ thức và được coi như một thành tố hữu cơ của lễ thức đó. Như thế, mỗi nghi lễ có ít nhất một bài nhạc chiêng riêng. Trong mỗi nghi lễ, lại có thể có nhiều công đoạn có nhạc chiêng riêng: Người ngành Aráp dân tộc Giarai ở vùng Ea H’Leo tỉnh Đắc Lắc có các bài nhạc chiêng cho các lễ đâm trâu, khóc người chết trong tang lễ, mừng nhà rông mới, mừng chiến thắng, lễ xuống giống, lễ cầu an cho lúa, mùa gặt... Ngoài ra, còn có những bài chiêng dùng cho các sinh hoạt cộng đồng như: Lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh, mừng nhà mới, chúc sức khoẻ...

0 nhận xét:

Đăng nhận xét