Thứ Hai, 19 tháng 5, 2014

Kinh nghiệm du lịch Quy Nhơn

Du lịch Quy  Nhơn ghé thăm mộ Hàn  Mặc Tử


Thương hiệu “Du lịch Quy Nhơn” ngày càng trở nên quen thuộc với du khách trong nước. Nhiều du khách từ Hà Nội và TP Hồ Chí Minh sau khi đến Bình Định đã rất ấn tượng với con người, cảnh quan, ẩm thực ở đây… Nhất là khu mộ Hàn Mặc Tử

Mộ ông nằm dựa lưng chừng núi, giữa không gian thoáng đãng nhìn ra biển khơi bao la lộng gió. Chung quanh mộ có nhiều hoa kiểng. Cảnh quan sáng đẹp - an nghỉ nơi đây, có lẽ thi sĩ không còn buồn nữa! Hầu như quanh năm suốt tháng có rất nhiều người ghé thăm, thắp hương tưởng niệm, đồng cảm với ông.

Thuộc khu danh thắng Ghềnh Ráng  được Nhà nước công nhận là di tích danh lam thắng cảnh năm 1991. Mộ nhà thơ nằm trên đồi Thi Nhân, dưới chân đồi là bãi biển Quy Nhơn như một vầng trăng chạy dài từ đồi thi nhân cho đến mũi Tấn. Xung quanh khu mộ nhà thơ Hàn Mặc Tử là những vườn hoa, những mảng cỏ xanh mượt… là hàng cau nắng mới lên. Mộ nhà thơ quay về phía thành phố Quy Nhơn với muôn vàn ánh sao khi thành phố về đêm. Bạn bè khắp nơi  du lịch Quy Nhơn là nhớ đến thi sĩ Hàn Mặc Tử, vì vậy mộ nhà thơ không ngày nào vắng người đến viếng, nhất là những người yêu thơ.

 Nơi đây còn trở thành nơi chụp ảnh cho những đôi lứa yêu nhau.

Từ trên đồi Thi Nhân rợp bóng những cây bàng xum xuê, những gốc sứ trắng, hoàng lan, xoan, tràm hoa vàng… dọc theo những bậc đá quanh co, khúc khuỷu, du khách thả bộ xuống sát mé biển. Những lúc biển yên sóng lặng, ta thấy rõ hàng vạn viên sỏi lớn nhỏ, nhiều màu sắc, chồng, sắp lớp lên nhau dưới làn nước trong xanh như ngọc bích. Nơi đây gọi là bãi Đá Trứng. Đặc biệt, phía trên bãi có một mạch nước ngầm từ khe núi chảy ra, tạo thành hai giếng nước ngọt hình lòng chảo nằm kề nhau, đường kính miệng rộng hơn một mét. Du lịch Quy Nhơn bạn sẽ thấy khi biển động, những lượn sóng bạc đầu vỗ mạnh vào những ghềnh đá, tung bờm bọt trắng xóa tung cao trông rất đẹp mắt và lãng mạn!

Du lịch Quy Nhơn dọc lối đi theo sườn núi sát biển, du khách gặp nhiều cảnh quan độc đáo. Do trải qua hàng triệu năm, bị mưa nắng xâm thực, trên một phiến đá lớn có hình nổi lên trông giống như mặt người. Đi một quãng, du khách sẽ gặp một khối đá trông tựa đầu con sư tử đang chồm ra biển, gần đấy có một hòn đá nhỏ giống như người vợ bế con ngóng chồng, dân gian gọi là đá Vọng Phu. Ngoài ra, ở đây còn có hai khối đá lớn chồng xếp lên nhau, chênh vênh như chực rơi xuống, gọi là hòn Chồng.

Cạnh bãi Đá Trứng là bãi tắm Hoàng Hậu, non nước hữu tình, cảnh quan xinh đẹp, nghe đâu xưa kia chỉ dành riêng cho hoàng hậu Nam Phương, vợ vua Bảo Đại. Từ bãi Đá Trứng nhìn về phía Bắc, ta sẽ thấy một góc trong toàn cảnh thành phố biển Quy Nhơn hiện đại, xinh xắn với kiến trúc hài hòa chạy dài đến đầm Thị Nại, bán đảo Phương Mai và khu công nghiệp Nhơn Hội.

Trên đồi Thi Nhân có nhiều chòi lá nhỏ, thấp thoáng, lẫn khuất giữa muôn vàn hoa kiểng xinh tươi. Du khách sẽ gặp nhiều loài hoa đẹp như liễu đỏ, hồng nhung, soi nhái, sứ trắng, hoàng anh, hướng dương, dạ thảo… Cạnh lối đi lên đồi, trên một tảng đá to bằng nửa gian nhà có khắc chữ “Trí” (tên thật của thi sĩ Hàn Mặc Tử) theo lối viết thư pháp.

Có thể đi xuyên qua vạt rừng nhỏ vòng qua đồi Thi Nhân, cũng có thể đi từ cổng lên một quãng ngắn, rẽ qua con đường nhựa phía tay phải, vượt lên những bậc tam cấp đến viếng thăm ngôi mộ mới của nhà thơ tình lãng mạn lừng danh: Hàn Mạc Tử.

Ghềnh Ráng ngày nay đã được quy hoạch, xây dựng thành một quần thể du lịch với nhiều hạng mục có giá trị văn hóa… Khu mộ Hàn Mặc Tử được tôn tạo, có nhà lưu niệm, giới thiệu thân thế, cuộc đời và sự nghiệp thi ca của nhà thơ. Vào những dịp lễ, tết, ở đây có tổ chức hội đánh bài chòi và các trò chơi dân gian phục vụ khách tham quan, du lịch.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét